Đột quỵ ở trẻ em khác đột quỵ ở người lớn như thế nào?

(3.72) - 15 đánh giá

Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ sẽ giúp bạn kịp thời điều trị và hạn chế được những rủi ro.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA), đột quỵ là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở Mỹ. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Mặc dù đột quỵ thường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nhưng tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm từ 60/100.000 trường hợp (năm 2000) xuống 40/100.000 trường hợp (năm 2010).

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng hơn 75% người bị đột quỵ lần đầu sống sót trong năm đầu tiên. Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, có đến 66% trường hợp là những người trên 65 tuổi. Phần lớn những người sống sót sau cơn đột quy có thể phục hồi các chức năng theo thời gian. Tuy nhiên, có đến 25% người bị khuyết tật nhẹ và 40% người bị khuyết tật từ vừa đến nặng.

Mặc dù đột quỵ có những dấu hiệu riêng để nhận biết, nhưng những dấu hiệu này thường biểu hiện trong vài phút trước khi đột quỵ.

Những dấu hiệu đột quỵ ở người cao tuổi

  • Tê ở mặt và chân tay, thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Thị lực bất thường ở một hoặc hai mắt
  • Nhức đầu dữ dội
  • Giao tiếp khó khăn
  • Giảm sự phối hợp động tác

Những triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi có thể là hồi chuông báo động. Nếu bạn bị hay gặp người có các triệu chứng như trên, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115. Vì nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ giảm được những tổn thương não và có được những kết quả tích cực hơn.

Các triệu chứng đột quỵ ở nam giới và nữ giới

Phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ hơi khác và tỷ lệ tử vong cao hơn nam giới. Có khoảng 60% phụ nữ sẽ tử vong do đột quỵ, còn nam giới là 40%. Dưới đây là những triệu chứng mà phụ nữ nên lưu ý:

  • Đột ngột nấc cục
  • Đột ngột buồn nôn
  • Toàn bộ cơ thể yếu đột ngột
  • Đột ngột đau ngực
  • Đột ngột khó thở
  • Đột ngột hồi hộp (đánh trống ngực)

Các loại đột quỵ ở người cao tuổi

Có nhiều loại đột quỵ khác nhau gây hậu quả khác nhau. Một số loại đột quỵ như:

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Quá trình thiếu máu cục bộ liên quan đến việc đông máu, máu đông sẽ chặn các động mạch và dòng chảy của máu đến não. Những đột quỵ này có thể do sự tích tụ mỡ và cholesterol trong các mạch máu. Theo thời gian, sự tích tụ này là chấn thương đối với mạch máu và cơ thể hình thành cục máu đông. Có 2 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ là tắc nghẽn mạch máu não và huyết khối.

  • Tắc nghẽn mạch máu não. Tình trạng này bắt đầu từ cục máu đông hình thành ở một nơi khác trong cơ thể (thường là ở tim), đi qua máu và đến não. Từ đó, cục máu đông có thể bị mắc kẹt trong mạch máu và gây đột quỵ.
  • Huyết khối. Cục máu đông hình thành ở mạch máu não được gọi là huyết khối. Giống với tắc nghẽn mạch máu não, đột quỵ do huyết khối cũng liên quan đến cục máu đông, nhưng trong trường hợp này, cục máu đông hình thành tại chỗ.

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu trong não đột ngột. Huyết áp cao và chứng phình động mạch là một trong những nguyên nhân gây ra loại đột quỵ này. Chứng phình động mạch có thể phát triển trong vài năm, bạn có thể không phát hiện ra đến khi nó bị vỡ. Đột quỵ xuất huyết gây đau đầu do tăng áp lực trong não.

Tiên lượng cho đột quỵ ở người cao tuổi

Thông thường, đột quỵ thiếu máu cục bộ có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với đột quỵ xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ xuất huyết, nếu còn sống thì tỷ lệ hồi phục cao hơn.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và khả năng phục hồi/tiên lượng dựa trên 10 yếu tố sau:

  • Ý thức
  • Ánh mắt
  • Thị trường của mắt
  • Cử động mặt
  • Chức năng vận động của các chi
  • Sự phối hợp vận động
  • Mất cảm giác
  • Vấn đề về ngôn ngữ
  • Khả năng nói (nói rõ ràng, tìm đúng từ để diễn đạt suy nghĩ)
  • Sự chú ý

Lời khuyên cho bệnh nhân bị đột quỵ

Sau khi bị đột quỵ, chúng ta phải có những kiến thức nhất định để vượt qua thời gian khó khăn này. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện được sức khỏe sau đột quỵ:

  • Bạn nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục, vì đây là một cách tuyệt vời giúp bạn tăng cường sức khỏe.
  • Bạn nên tránh rượu, thuốc lá vì những chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não và thần kinh.
  • Đối với những người bệnh gặp khó khăn trong vận động, bạn có thể đến các nhà trị liệu vật lý để giúp tăng cường chứng năng cân bằng, phối hợp và vận động.
  • Bạn có thể đến các nhà trị liệu ngôn ngữ để giúp khôi phục giọng nói bình thường.
  • Các vật lý trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bạn học lại các kỹ năng sống cơ bản mà bạn đã mất.

Việc chăm sóc và điều trị tại nhà sau cơn đột quỵ có thể giúp bạn hoặc người thân phục hồi và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Phòng ngừa đột quỵ não dễ hay khó? Xem ngay để biết câu trả lời!
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết về phẫu thuật căng da mặt

(23)
Phẫu thuật căng da mặt giúp làm mờ các nếp nhăn, loại bỏ những phần da thừa, từ đó khiến khuôn mặt trở nên săn chắc, căng bóng. Tuy nhiên, một số nguy ... [xem thêm]

Các loại nước ép tốt nhất cho bé

(61)
Nước ép trái cây luôn được trẻ em yêu thích bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của chúng. Đây còn là một nguồn nước dồi dào mà các bé biếng uống ... [xem thêm]

Chữa ngủ ngáy: 7 mẹo thần kỳ hiệu quả tức thì

(73)
Ngáy ngủ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn cần nhanh chóng tìm cách chữa ngủ ngáy để nâng cao chất lượng giấc ngủ và tránh làm phiền ... [xem thêm]

Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(85)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

8 thứ bạn không nên mang đến phòng tập gym

(81)
Thói quen tập gym sẽ giúp bạn khỏe người và đẹp dáng, song bạn cũng cần lưu ý thêm các yếu tố như trang phục và những vật dụng mang theo để tránh ảnh ... [xem thêm]

Hướng dẫn đi khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ

(87)
Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa và điều trị vô sinh hiếm muộn của cả nước. Do đó, mỗi ngày bệnh viện đón ... [xem thêm]

11 dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu nước

(52)
Môi khô ráp, bong tróc, mệt mỏi là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang thiếu nước. Bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết những dấu hiệu sau đây nhé. ... [xem thêm]

Vai trò của các ông bố trong thời kỳ cho con bú

(67)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN