Ăn chế độ keto để giúp bạn phòng ngừa cảm cúm

(3.65) - 47 đánh giá

Nghiên cứu mới cho thấy ăn chế độ keto có thể giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm. Vậy chế độ ăn keto có thể giúp bạn điều trị bệnh như thế nào?

Keto là một chế độ ăn ít carbohydrate (low – carb) nhưng nhiều chất béo có lợi cho cơ thể. Chế độ ăn keto sẽ giúp bạn đốt cháy chất béo để lấy năng lượng và chuyển hóa chất béo thành ketone trong gan giúp cung cấp năng lượng cho não. Khi ăn chế độ keto, bạn sẽ hạn chế đáng kể lượng carbohydrate (như bánh mì, cơm, các loại mì và đồ ngọt), đồng thời tăng tiêu thụ thịt, sữa, chất béo và rau quả không có tinh bột.

Tại sao nói keto giúp bạn hỗ trợ điều trị cảm cúm? Bạn hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của chế độ keto và những lưu ý khi thực hiện chế độ này để lên thực đơn đúng cách giúp phòng ngừa cảm cúm nhé.

Lợi ích phòng ngừa cảm cúm khi ăn chế độ keto

Nghiên cứu của Đại học Yale được công bố ngày 15.11.2019 đã cho thấy những con chuột ăn chế độ keto có khả năng chống lại bệnh cúm tốt hơn so với những con chuột ăn nhiều hàm lượng carbohydrate.

Nghiên cứu do ông Vishwa Deep Dixit, tiến sĩ, bác sĩ thú y và giáo sư về y học so sánh và miễn dịch học tại Yale, ở New Haven, Connecticut thuộc nước Mỹ, phát biểu.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Science Immunology cho thấy keto sẽ giúp cơ thể bạn đốt cháy nhiều chất béo và chuyển hóa chất béo thành ketone. Từ đó, chế độ ăn này sẽ giúp bạn cung cấp năng lượng cho hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh cúm.

Chế độ ăn keto cũng giúp bạn ngăn chặn sự hình thành các phức hợp protein nội bào được gọi tên là inflammasome, là một chất kích hoạt gây hại và làm suy giảm miễn dịch.

Từ phản ứng này, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm chế độ ăn uống ảnh hưởng đến virus cúm như thế nào bằng cách nghiên cứu trên hai nhóm chuột. Nhóm chuột bị nhiễm cúm theo chế độ ăn keto chứa ít hơn 1% carb và một nhóm chuột khác nhận chế độ ăn tiêu chuẩn với 58% carb.

Kết quả cho thấy chế độ ăn keto thúc đẩy sự giải phóng các tế bào gamma delta T, các tế bào hệ thống miễn dịch sản xuất chất nhầy trong lớp lót tế bào của phổi. Ngược lại, chế độ ăn nhiều carbohydrate lại không sản xuất ra các tế bào này.

Theo các nhà nghiên cứu, sự gia tăng chất nhầy trong lớp lót tế bào của phổi sẽ giúp bạn loại bỏ virus cúm khỏi hệ thống.

Mặt khác, một số chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia y tế tin rằng chế độ ăn kiêng ít carb có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch. Việc thiếu carb dẫn đến thiếu năng lượng và làm suy yếu sức khỏe của một người. Cũng có bằng chứng cho thấy chế độ ăn keto có thể gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Vì thế, bạn nên có những lưu ý khi thực hiện chế độ ăn kiêng keto để hạn chế những rủi ro về sức khỏe nhé.

Lưu ý khi bạn ăn chế độ keto

Chế độ ăn keto thường gây ra một số tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy đói, khó ngủ, buồn nôn, khó chịu tiêu hóa và giảm hiệu suất tập thể dục. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để giảm thiểu những triệu chứng này:

• Bổ sung chất béo lành mạnh: Các chất béo không lành mạnh có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe trong khi các chất béo lành mạnh lại khá bổ dưỡng.

Bạn hãy chọn chất béo từ các nguồn lành mạnh như dầu dừa, dầu ô liu, bơ, các loại hạt…

• Không cắt hoàn toàn lượng carbohydrate: Nếu chỉ bổ sung chất béo lành mạnh, cơ thể bạn sẽ thiếu chất dinh dưỡng và khiến bạn mệt mỏi. Vì thế, bạn hãy bổ sung một lượng ít carbohydrate và protein vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Một chế độ keto tiêu chuẩn sẽ là 75% chất béo, 20% protein và 5% carb. Bạn cũng có thể ăn nhiều protein một chút ở mức 60% chất béo, 35% protein và 5% carb.

• Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ để giúp cân bằng hệ đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa.

Một số thực phẩm giàu chất xơ là trái cây ít đường, các loại hạt, rau xanh, rau họ cải.

• Hạn chế những thực phẩm gây viêm: Khi ăn chế độ keto, bạn có thể ăn phải những thực phẩm dễ gây viêm như thịt bò ăn ngũ cốc, dầu thực vật và phô mai.

Bạn hãy tăng cường ăn những thực phẩm chống viêm như dầu dừa, dầu ô liu nguyên chất, thịt bò ăn cỏ, hải sản đánh bắt tự nhiên, thịt, trứng thả vườn, các loại hạt và quả.

• Đan xen chế độ ăn carbohydrate: Để duy trì chế độ keto mà không cảm thấy nhàm chán, bạn hãy ăn chế độ keto 5 ngày rồi sau đó chuyển sang 2 ngày ăn nhiều carb.

• Tập cắt giảm dần lượng carb: Việc đột ngột giảm lượng carb có thể khiến cơ thể bạn không quen và dễ dàng ngất xỉu, vì thế bạn hãy tập giảm dần lượng carb hàng ngày cho đến khi cơ thể quen với chế độ ăn này.

Lúc đầu chưa quen, bạn có thể ăn 100 – 150g carb rồi giảm dần xuống 50g, 20g rồi 5g để cơ thể thích nghi dần với low-carb.

• Thêm muối hoặc khoáng chất vào đồ ăn: Chế độ keto có thể khiến bạn thấy khát nước vì thế bạn hãy uống nước đầy đủ, bổ sung muối và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày.

Đối với khoáng chất, bạn hãy dùng 3.000 – 4.000mg natri, 1.000mg kali và 3.000mg magie.

Khi lên thực đơn chế độ ăn low-carb, bạn cần để ý một số món ăn giàu chất béo lành mạnh và hạn chế những thức ăn giàu carb để xây dựng thực đơn lành mạnh nhé.

Món ăn giàu chất béo lành mạnh

Khi theo chế độ dinh dưỡng keto, bạn cũng nên biết cách xây dựng thực đơn của mình có các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh sau đây:

• Thịt: gồm có thịt đỏ, bít tết, giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt gà.

• Cá béo: gồm có cá hồi, cá ngừ và cá thu.

• Trứng: tìm các loại trứng có chứa axit béo omega-3 hoặc trứng từ các loại động vật thả vườn.

• Bơ và kem: nên sử dụng những loại bơ và kem được chế biến từ động vật ăn cỏ.

• Phô mai: sử dụng phô mai chưa qua chế biến.

• Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia…

• Các loại dầu lành mạnh: chủ yếu là dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa và dầu bơ.

• Quả bơ: nên chọn bơ còn tươi, chín cây và không bị giập nát.

• Rau quả có chứa ít carb: hầu hết các loại rau xanh, cà chua, hành tây, ớt…

• Gia vị: có thể sử dụng muối, hạt tiêu và các loại thảo mộc và gia vị tốt cho sức khỏe.

Những thực phẩm nhiều carb mà bạn nên tránh là ngũ cốc, tinh bột, các loại đậu, kẹo, khoai tây, nước trái cây và hầu hết các loại trái cây.

Dưới đây là ví dụ về chế độ ăn keto một ngày cho bạn:

– Bữa sáng: Thịt xông khói, trứng và cà chua.

– Bữa trưa: Salad gà với dầu ô liu và phô mai.

– Bữa tối: Cá hồi nấu với măng tây và bơ.

Mặc dù chế độ ăn keto có thể hỗ trợ bạn phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm nhưng đây không phải là cách chữa bệnh được ưu tiên. Bạn vẫn nên điều trị theo sự hướng dẫn từ bác sĩ và đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ nếu như có ý định thêm chế độ keto vào bữa ăn hàng ngày. Bạn không nên tự ý điều trị bệnh cho bản thân mình.

Ông Hor Horovitz, MD, một chuyên gia về phổi tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết mỗi năm có khoảng 30.000 – 40.000 người qua đời ở Hoa Kỳ vì mắc bệnh cúm. Vì thế, cách tốt nhất hiện này vẫn là tiêm vắc-xin phòng ngừa cúm thay vì sử dụng chế độ ăn keto còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu ăn sai cách, bạn nhé!

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất

(86)
Thiếu dinh dưỡng không chỉ còn là nỗi lo đối với trẻ em mà còn với cả người lớn tuổi.Ngày nay, mọi người quá bận rộn với công việc nên ít ai có ... [xem thêm]

7 thực phẩm giàu vitamin D có lợi cho sức khỏe

(50)
Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường sức khỏe.Việc bổ sung thực ... [xem thêm]

Dầu cám gạo: Gợi ý mới cho căn bếp của gia đình

(60)
Dầu cám gạo ngày càng được ưa chuộng và quảng bá rộng rãi nhờ vào những tác dụng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như giúp giảm cân, có lợi cho tim…Dầu ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho âm đạo của phái đẹp

(25)
Chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng kín, vì vậy bạn đừng nên bỏ qua những thực phẩm tốt cho âm đạo nhé.Chìa khóa ... [xem thêm]

12 trái cây ít đường tốt cho sức khỏe

(67)
Bạn muốn tìm loại trái cây ít đường để thỏa mãn sở thích ăn đồ ngọt và không phá giới hạn lượng đường bạn đặt ra? Hãy cùng Hello Bacsi điểm qua 12 ... [xem thêm]

Glycine là gì mà bạn nên bổ sung cho cơ thể?

(67)
Glycine đóng vai trò không thể thiếu giúp bảo vệ tim mạch, gan, thậm chí có thể cải thiện bệnh tiểu đường. Vậy glycine là gì mà khiến nhiều người tìm ... [xem thêm]

Thức ăn nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và xử trí thế nào?

(57)
Sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn ôi thiu là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng và hầu hết ... [xem thêm]

Công dụng của cây kế sữa: Có thể bạn chưa biết

(95)
Cây kế sữa là một loại thảo dược phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công dụng của loài thực vật này.Cây kế sữa hay còn được biết đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN