Đối phó với căng thẳng trong cuộc sống

(4.24) - 57 đánh giá

Điều gì gây ra căng thẳng?

Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống.

Khi những thay đổi hàng ngày xảy ra, mặc dù cơ thể của bạn sẵn sàng để tránh chiếc xe, nhưng bạn vẫn đang phải ngồi yên. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang làm việc thêm giờ, và không có chỗ để đặt tất cả các năng lượng. Việc này có thể làm cho bạn cảm thấy âu lo, sợ hãi, lo lắng và căng thẳng.

Những thay đổi nào gây ra căng thẳng?

Bất kỳ loại thay đổi nào có thể làm cho bạn cảm thấy căng thẳng, thậm chí thay đổi tốt đẹp. Không chỉ là sự thay đổi của bản chất sự việc, nhưng cũng là cách bạn phản ứng với những sự việc đó. Căng thẳng ở mỗi người xảy ra khác nhau. Ví dụ, một người có thể cảm thấy căng thẳng khi chuẩn bị nghỉ hưu, trong khi người khác có thể không.

Những thay đổi khác có thể gây căng thẳng như bị sa thải, con của bạn rời khỏi hoặc trở về nhà, cái chết của vợ/chồng, ly hôn hay kết hôn, bệnh tật, chấn thương, thăng tiến trong công việc, vấn đề tiền bạc, chuyển đổi nơi ở, hoặc có con.

Căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe?

Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc làm sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Nên gặp và trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng một số triệu chứng trong cơ thể bạn xảy ra do căng thẳng. Điều quan trọng là đảm bảo rằng các triệu chứng của bạn không gây ra bởi các vấn đề sức khỏe khác.

Các dấu hiệu có thể do căng thẳng gây ra

  • Lo âu
  • Đau lưng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Chán nản, buồn rầu
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Cao huyết áp
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Xảy ra vấn đề với các mối quan hệ
  • Khó thở
  • Cứng cổ hoặc hàm
  • Khó chịu hay đau dạ dày
  • Tăng hoặc giảm cân

Tôi có thể làm gì để quản lý căng thẳng?

Bước đầu tiên là tìm hiểu để nhận ra khi nào bạn cảm thấy căng thẳng. Dấu hiệu cảnh báo sớm của sự căng thẳng bao gồm cảm giác căng vai gáy, hay sự co rút cơ bàn tay.

Bước tiếp theo là chọn cách để đối phó với sự căng thẳng của bạn. Cách thứ nhất là tránh các sự kiện hoặc vấn đề dẫn đến căng thẳng nhưng điều này thường là không thể. Cách thứ hai là thay đổi cách bạn phản ứng với stress. Cách này thường là cách thực tế hơn.

Lời khuyên để đối phó với sự căng thẳng

  • Đừng lo lắng về những điều bạn không thể kiểm soát, ví dụ như thời tiết.
  • Giải quyết các vấn đề nhỏ. Điều này có thể giúp bạn tăng cảm giác kiểm soát được vấn đề.
  • Chuẩn bị tốt nhất trong khả năng của bạn cho các sự kiện có thể gây căng thẳng, chẳng hạn như một cuộc phỏng vấn xin việc.
  • Hãy nghĩ sự thay đổi như là một thách thức tích cực, không phải là một mối đe dọa.
  • Làm việc để giải quyết xung đột với những người khác.
  • Nói chuyện với người bạn tin cậy, thành viên gia đình hoặc nhân viên tư vấn.
  • Thiết lập mục tiêu thực tế tại nhà và tại nơi làm việc. Tránh làm việc quá mức.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ăn đủ bữa, cân bằng giữa các bữa ăn tốt và ngủ đủ giấc.
  • Tập thiền.
  • Tham gia vào hoạt động mà bạn không thấy sự căng thẳng, chẳng hạn như thể thao, các sự kiện xã hội hay làm theo sở thích.

Tại sao tập thể dục là hữu ích?

Tập thể dục là một cách tốt để đối phó với sự căng thẳng bởi vì đó là một cách lành mạnh để làm giảm đi năng lượng bị dồn nén. Tập thể dục được biết là có thể giải phóng các hóa chất tạo cảm giác tích cực trong não. Nó cũng giúp bạn có được vóc dáng tốt hơn, làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn.

Thiền định là gì?

Thiền là một hình thức của hướng dẫn tư tưởng. Nó có thể thể hiện với nhiều hình thức. Bạn có thể làm điều này với tập những loại thể dục sử dụng các chuyển động tương tự nhau lặp đi lặp lại, như đi bộ hay bơi lội. Bạn có thể thiền bằng cách tập thư giãn, thả lỏng cơ thể hoặc tập thở sâu.

Đơn giản là bạn có thể tập cách thư giãn. Bắt đầu với một cơ bắp. Giữ căng nó trong vài giây, sau đó thả lỏng cơ bắp. Làm điều này với mỗi cơ bắp của bạn, bắt đầu với các cơ ở ngón chân và bàn chân, sau đó làm theo cách của bạn tới các phần còn lại của cơ thể, chỉ tập cho một nhóm cơ bắp tại một thời điểm bạn lựa chọn.

Thư giãn cũng có thể giúp làm giảm căng thẳng. Quay đầu của bạn theo vòng tròn nhẹ nhàng. Nhìn lên trần nhà và quay đầu sang hai bên từ từ. Bạn cũng có thể quay vai hai bên.

Thở sâu, thư giãn cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng (xem bên dưới). Điều này sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ oxy và kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể để chống lại căng thẳng.

Các bước để hít thở sâu

  • Nằm thẳng trên một mặt phẳng.
  • Đặt một bàn tay trên bụng, ngay phía trên rốn của bạn. Đặt bàn tay kia trên ngực của bạn.
  • Từ từ hít vào và cố gắng làm cho bụng của bạn căng lên một chút. (Một số người gọi là thở bụng)
  • Giữ hơi trong một giây.
  • Từ từ thở ra và hạ bụng của bạn xuống.

Nếu bạn muốn được giúp đỡ điều trị các triệu chứng căng thẳng, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/emotional-wellbeing/mental-health/stress-how-to-cope-better-with-lifes-challenges.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Trần Quốc Hương - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 quan điểm về lối sống lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe

(54)
Nhiều người nghĩ rằng thịt cá hồi càng đỏ càng tốt cho sức khỏe hay ăn trái cây phải gọt hết vỏ… Tuy nhiên, đây đều là những quan điểm về lối ... [xem thêm]

8 yếu tố tạo nên sản phẩm chuẩn nguồn gốc thực vật

(22)
Sản phẩm gốc thực vật đang dần trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng bởi thành phần từ thiên nhiên, lành tính và an toàn sức khỏe. Thế ... [xem thêm]

20 mẹo vặt quần áo tuyệt vời dành riêng cho mẹ và bé

(42)
Bạn sẽ làm gì khi quần áo bị rách hoặc không còn mặc vừa nhưng lại không muốn bỏ đi? Đừng lo lắng, đã có những mẹo vặt quần áo hữu hiệu trợ giúp ... [xem thêm]

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tác nhân độc hại!

(47)
Khác với làn da của người lớn, da trẻ sơ sinh thường rất dễ bị tác động bởi các chất kích thích và dễ gặp những tổn thương như bị phát ban, chàm, ... [xem thêm]

Dạy con kỹ năng thoát hiểm để tự cứu bản thân

(60)
Cái chết đau lòng của bé trai lớp 1, học sinh trường Quốc tế Gateway do bị mắc kẹt trên xe đưa đón của trường khiến mọi người làm cha, làm mẹ hoang mang, ... [xem thêm]

9 điều nàng nên biết để cạo lông mặt đúng cách

(58)
Cạo lông mặt không chỉ là thói quen của các đấng mày râu mà còn là bước chăm sóc da giúp các nàng tẩy tế bào chết và trang điểm đẹp hơn. Tuy nhiên, bạn ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn ngăn ngừa mùi hôi dưới cánh tay

(38)
Bạn đang băn khoăn vì mùi hôi dưới cánh tay? Hello Bacsi sẽ giúp bạn xử lý mùi cơ thể này bằng những bí quyết cực kỳ đơn giản!Mùi cơ thể thường hòa ... [xem thêm]

Dạy con tái sử dụng và tái chế rác thải để môi trường mãi xanh

(72)
Tái chế rác thải không phải là những gì quá khó khăn hay xa vời mà bố mẹ chỉ cần hướng dẫn con cách phân loại hoặc tận dụng rác thay vì vứt đi. Tái ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN