Điều trị sỏi mật: Dễ hay khó là do chính bạn!

(3.5) - 87 đánh giá

Là một người mắc bệnh sỏi mật nhưng luôn chủ động tìm nhiều phương pháp điều trị, ông Long (Hải Phòng) đã khiến bác sĩ siêu âm phải kinh ngạc vì viên sỏi 33mm trong túi mật lại có thể tan hết chỉ trong vòng 1 năm. Phải chăng bạn cũng có thể điều trị sỏi mật dễ dàng như vậy mà chưa cần phải phẫu thuật?

Sỏi mật là những lắng đọng bất thường của các thành phần trong dịch mật bao gồm: cholesterol, bilirubin, muối mật và kết tụ thành khối rắn chắc, nó có thể là một viên hoặc nhiều viên. Bệnh rất phổ biến xong lại thường bị chẩn đoán muộn do sỏi tiến triển âm thầm trong nhiều năm không triệu chứng khiến người bệnh khó nhận ra.

Chỉ tới khi sỏi di chuyển hoặc gây viêm, làm cản trở sự lưu thông của dịch mật thì các triệu chứng mới xuất hiện. Nếu người bệnh không điều trị sỏi mật kịp thời thì có thể dẫn đến hoại tử túi mật, viêm phúc mạc mật, rò mật vào ống tiêu hóa, áp xe gan đường mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật, xơ gan… thậm chí có nguy cơ tử vong.

Điều trị sỏi mật có khó không?

Bệnh sỏi mật dễ tái phát khiến người bệnh phải điều trị nhiều lần

Mặc dù sỏi mật không phải là bệnh hiểm nghèo, nhưng có ba khó khăn lớn nhất mà người bệnh phải đối mặt trong điều trị: thứ nhất là phần lớn sỏi mật không có triệu chứng, thứ hai là tỷ lệ tái phát sỏi sau điều trị cao và thứ ba là các phương pháp điều trị sỏi mật từ Tây y ít hiệu quả.

1. Phần lớn sỏi mật không có triệu chứng

Bệnh sỏi mật tiến triển âm thầm qua nhiều năm, vì thế nên rất nhiều trường hợp không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi tình trạng chuyển biến nặng hơn.

Có đến 80% bệnh nhân sỏi mật không có triệu chứng gì, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những dấu hiệu mơ hồ như khó tiêu, đầy bụng sau ăn, cảm giác đau nhẹ vùng hạ sườn phải, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh dạ dày.

Khoảng 20% người bệnh có triệu chứng thì đã gặp phải biến chứng với các biểu hiện như cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, những đợt sốt ớn lạnh, những đợt vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ… Lúc này, người bệnh buộc phải nhập viện để điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc can thiệp lấy sỏi trong gan (nếu sỏi ở trong gan).

2. Tỷ lệ tái phát cao khi điều trị sỏi mật

Đây là vấn đề nan giải với cả bệnh nhân và thầy thuốc vì sau điều trị, sỏi mật có thể tái phát ngay trong vòng 6 tháng (dùng thuốc điều trị sỏi túi mật hoặc lấy sỏi nội soi mật tụy ngược dòng). Còn đối với những người đã phẫu thuật lấy sỏi tỷ lệ tái phát sỏi cũng lên đến 30 – 50% sau 3 – 5 năm điều trị.

Sỏi mật tái phát một phần là do yếu tố cơ địa, một phần là do rối loạn chuyển hóa cholesterol, cùng với vận động của đường mật kém và tình trạng nhiễm khuẩn đường mật. Sau khi loại sỏi, nếu người bệnh thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy hay bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) cũng tạo cơ hội cho sỏi tái phát.

3. Hạn chế khi điều trị sỏi mật bằng Tây y

Thực tế, không có phương pháp điều trị chung cho tất cả các loại sỏi, vì thế, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định khác nhau như: dùng thuốc tan sỏi hoặc phẫu thuật.

• Thuốc làm tan sỏi: thường áp dụng với sỏi cholesterol kích thước dưới 1,5 cm có thời gian kéo dài từ 6 – 24 tháng. Các thuốc này thường có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa làm gián đoạn quá trình điều trị nên hiệu quả chữa sỏi mật không cao.

• Phẫu thuật: được chỉ định trường hợp sỏi gây biến chứng cấp tính. Khi đó các bác sĩ sẽ cắt bỏ túi mật nếu sỏi trong túi mật hoặc cắt bỏ 1 thùy gan nếu sỏi đường mật trong gan quá nhiều.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu thuật được. Chẳng hạn như khi sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong nhu mô gan, hoặc người bệnh không đáp ứng được vì lý do kinh tế, sức khỏe.

Thực tế, can thiệp lấy sỏi không có nghĩa là bệnh sỏi mật đã chữa khỏi. Sỏi vẫn có thể tiếp tục phát triển ở các vị trí khác trong đường ống dẫn mật, trong gan hoặc ngay ở nơi cuống mật.

Điều trị sỏi mật hiệu quả với Đông y

Người bệnh tìm kiếm hy vọng chữa sỏi mật từ các thảo dược Đông y

Hoàng Bảo Châu – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết nguyên nhân gây bệnh sỏi mật không chỉ có một, mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật; ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi mà các phương pháp Tây y hiện đại khó có thể tác động.

Muốn điều trị sỏi tận gốc, người bệnh cần giải quyết được 3 yếu tố: tăng cường chức năng gan để tăng chất lượng dịch mật giúp ngăn ngừa sỏi phát triển; sau đó tăng vận động đường mật để bào mòn sỏi dễ hơn và cuối cùng là kháng khuẩn, kháng viêm.

Trong số rất nhiều bài thuốc điều trị sỏi mật bằng Đông y, phải kể đến bài thuốc có 8 vị thảo dược quý bao gồm: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo. Đây là một trong số những bài thuốc đáp ứng tốt với bệnh sỏi mật vì nó vừa tác động lên toàn hệ thống gan mật và giúp làm giảm triệu chứng, vừa tác động vào căn nguyên sinh sỏi.

Để có được bài thuốc trị sỏi mật với 8 loại thảo dược quý, nhiều người bệnh đã tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang. Đây chính là giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, suy giảm chức năng gan hiệu quả.

Chỉ sau 1 năm sử dụng Kim Đởm Khang (*), ông Nguyễn Trọng Long (Tổ 1 Đẩu Sơn, Văn Đẩu, Kiến An, Hải Phòng) đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi nhận kết quả hết sỏi mật từ bác sĩ: “Tôi siêu âm liên tục, cứ 1 – 2 tháng tôi đi siêu âm một lần thì thấy hiện tượng khác đi… Sau 9 tháng, tôi vẫn tiếp tục uống thì sỏi viên đã hóa bùn… Tôi uống tiếp tục uống cho đến 1 năm thì kết quả siêu âm chỉ còn chút cặn sỏi không đáng kể.”

Nếu như ai cũng như bác Long luôn chủ động tìm hiểu thông tin và chủ động kết hợp cả Tây y và Đông y thì việc điều trị sỏi mật sẽ không còn quá khó khăn. Kết quả điều trị nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự kiên trì của chính bạn. Chỉ cần bạn không nản lòng, bệnh sỏi mật sẽ không còn là nỗi lo nữa!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại của thuốc lá ở bệnh nhân suy thận mạn

(71)
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe sinh sản rất là nghiêm trọng. Dù bạn hút thuốc lá hay bị phơi nhiễm bởi khói thuốc lá thì nó cũng sẽ ảnh ... [xem thêm]

Làm thế nào để ngăn chặn vi trùng lây lan

(21)
Tổng quan Các chuyên gia cho biết là làm vệ sinh sạch sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa vi trùng lây lan trong nhà. Việc làm vệ sinh sạch có liên quan đến việc tập ... [xem thêm]

Tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không?

(14)
Thóp trẻ sơ sinh bị lõm xảy ra khi điểm mềm trên hộp sọ trở nên sâu hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân chính là mất nước.Trẻ sơ sinh thường ... [xem thêm]

{Video} 6 mẹo đơn giản đánh bay mỡ bụng để có vòng eo thon gọn

(69)
Sử dụng đai đỡ bụng bầu thực sự là một lựa chọn lý tưởng được khuyến khích và không gây hại cho em bé của bạn.Đai đỡ bụng bầu được thiết kế ... [xem thêm]

Muốn âu yếm nhưng ngại vì… hơi thở có mùi

(22)
Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, đôi lúc hơi thở có mùi còn phản ánh một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm ... [xem thêm]

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng

(79)
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng khá đa dạng, bao gồm các loại rau, thịt và hoa quả tươi để cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.Trong thời gian mang ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời của trà đối với sức khỏe

(45)
Trà là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Các hợp chất trong trà xanh có tác động mạnh mẽ đến cơ thể. Tuy nhiên, liệu bạn đã ... [xem thêm]

Lợi ích, nguy cơ và thời điểm thích hợp khi cho con ăn cá ngừ

(69)
Bạn có thể cho con ăn cá ngừ vào lúc bé 6 tháng tuổi. Tuy có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi cho con ăn loại thực phẩm này.Cá là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN