Điểm danh những nguyên nhân gây mùi vùng kín

(4.03) - 60 đánh giá

Mùi ở vùng kín có thể khiến bạn cảm thấy tự ti và lo lắng về sức khỏe của mình. Sự thật là vùng kín phụ nữ đều có mùi tự nhiên và chuyện này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp mùi âm đạo đến từ các tác nhân bên ngoài. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân tạo nên mùi đặc trưng này và cách giữ vệ sinh vùng kín nhé.

Mùi vùng kín sinh ra từ đâu?

Âm đạo là một hệ sinh thái cân bằng, nơi mà chất dịch và các lợi khuẩn hoạt động để giữ độ PH luôn ở mức khỏe mạnh nhất đối với vùng kín (khoảng 4,5 độ pH). Sự kết hợp giữa chất dịch vùng kín và vi khuẩn sẽ tạo nên mùi riêng biệt của mỗi người. Hầu hết, đây là điều hết sức bình thường, nhưng nếu vùng kín có mùi khó chịu thực sự, thì đó có thể là báo hiệu vấn đề sức khỏe.

Vậy thì làm thế nào để phân biệt được mùi ở vùng kín của bạn là tự nhiên hay là dấu hiệu bệnh lý?. Theo các chuyên gia, mùi tự nhiên sẽ chỉ nghe được trong bán kính khoảng 30.5 cm. Nếu mùi này tệ hơn, bạn cần phải ghé thăm bác sĩ rồi đấy.

Một số nguyên nhân gây mùi âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo (Bacterial Vaginosis – BV)

Âm đạo bình thường cũng chứa vi khuẩn, nhưng chúng là các nhóm lợi khuẩn. Tuy nhiên, nếu môi trường bên trong âm đạo bị mất cân bằng, vi khuẩn không tốt sẽ phát triển vượt trội hơn và gây nhiễm khuẩn âm đạo. Nguyên nhân có thể là do bạn thụt rửa sâu bên trong âm đạo hoặc bị kích ứng bởi các chất khử mùi âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo thường gây ra bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn Gardnerella vaginalis.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo là vùng kín có dịch màu xám mỏng và mùi tanh mạnh. Mùi này sẽ nặng hơn khi tiếp xúc với tinh dịch. Nhiễm khuẩn âm đạo gây khó chịu và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khác, nhưng có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.

Nguyên nhân từ thức ăn

Tỏi, hành, măng tây và cà ri…là một vài ví dụ trong số các loại thực phẩm ảnh hưởng đến mùi cơ thể.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn vùng kín, dẫn đến những thay đổi về mùi. Thuốc kháng histamine có thể dẫn đến khô âm đạo và giảm dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, liệu pháp thảo dược và tinh dầu phổ biến gần đây có thể dẫn đến những thay đổi về mùi “vùng kín”

Thời tiết nóng bức

Giống như vùng da dưới cánh tay, vùng da quanh vùng kín cũng dễ bị đổ mồ hôi quá mức. Khi đó, mồ hôi khi kết hợp với nước tiểu có thể biến thành một mùi vô cùng chịu. Để giảm thiểu mùi hôi, bạn nên thay quần áo sau khi tập thể dục và mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng nhé.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố sẽ có sự thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín. Tuy nhiên, các liệu pháp nội tiết tố, thuốc ngừa thai và kem bôi âm đạo có thể có ảnh hưởng đến sự cân bằng pH âm đạo và mùi của bạn. Thời kỳ mãn kinh cũng dẫn đến những thay đổi lớn như mức độ estrogen giảm có thể làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng nấm men và nhiễm khuẩn âm đạo.

Cẩm nang đối phó với mùi âm đạo

Không rửa vùng kín quá mạnh hoặc quá sâu

Rửa sâu trong vùng kín có thể khiến bạn cảm thấy sạch sẽ nhưng thực tế điều này chỉ khiến vi khuẩn có thể lây lan và gây nhiễm trùng nhanh hơn mà thôi. Thực tế, bạn chỉ cần vệ sinh ở khu vực bên ngoài là đã có thể đảm bảo an toàn vệ sinh cho vùng kín. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng bất cứ dung dịch làm sạch nào (đặc biệt là những loại có mùi thơm) để tác động vào bên trong vùng kín vì cô bé hoàn toàn có khả năng tự làm sạch mình.

Thay đổi khẩu phần ăn uống

Nếu bạn lo lắng về mùi của mình, hãy thử thay đổi cách ăn uống của mình. Bạn hãy uống nhiều nước và tránh ăn các thực phẩm có mùi.

Vệ sinh vùng kín mỗi ngày

Bạn hãy chọn cho mình một dung dịch vệ sinh sau đó sử dụng hàng ngày, tốt nhất bạn nên chọn loại không có mùi hương nhằm tránh các chất tạo mùi gây kích ứng vùng kín. Đồng thời, vệ sinh nhẹ nhàng ở khu vực bên ngoài.

Mùi vùng kín có thể là kẻ thù đáng sợ của phụ nữ, khiến phái đẹp mất đi sự tự tin vào cơ thể của mình. Tuy nhiên, vùng kín có mùi thường xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể nên hoàn toàn có thể chữa khỏi. Bạn hãy chú ý áp dụng các hướng dẫn trên nhằm đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ và khỏe mạnh nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Điểm mặt 5 vấn đề thường gặp nhất ở vùng kín
  • Đừng để những việc này làm tổn thương âm đạo!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

(13)
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến. Khi trẻ mắc bệnh, bạn cần phải chú ý đến việc điều trị bởi nếu không bệnh sẽ chuyển ... [xem thêm]

Bệnh ái kỷ là gì? 10 cách đối phó với người bệnh

(71)
Chúng ta thường sử dụng từ “ái kỷ” để chỉ một người tự cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. Tuy nhiên, căn bệnh về tâm thần này có các biểu ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để xây dựng cơ bắp?

(27)
Bên cạnh một kế hoạch luyện tập hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng cơ bắp chắc khỏe và đạt ... [xem thêm]

Muốn cải thiện sức khỏe, hãy trồng ngay cho mình một cây hương thảo

(46)
Ngoài việc dùng làm gia vị, cây hương thảo còn có nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe như giảm căng thẳng, điều trị chứng sa sút trí tuệ ... [xem thêm]

6 mẹo trị thâm mắt cực hiệu quả từ mật ong

(81)
Đôi mắt thâm quầng cùng gương mặt nhợt nhạt, mệt mỏi làm cho bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông? Bạn đang muốn tìm các biện pháp khắc phục ... [xem thêm]

[Infographic] 6 dấu hiệu bạn mất cân bằng hormone và cách khắc phục

(79)
Các hormone là những chất hóa học siêu nhỏ giúp dẫn truyền tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác, đến các cơ quan, các mô trong cơ thể. Nhờ đó, chúng ... [xem thêm]

7 lợi ích không ngờ của việc luyện tập plank mỗi ngày

(82)
Luyện tập thể hình là một trong những hình thức luyện tập được ưa chuộng ngày nay. Đặc biệt, các bài tập plank (tấm ván) trong luyện tập thể hình vừa ... [xem thêm]

9 điều nên làm khi mắc đái tháo đường thai kỳ

(50)
Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN