Đầy hơi ở trẻ sơ sinh gây ra các triệu chứng thường gặp như chướng bụng, ợ hơi, trớ, nấc cụt. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị hiệu quả cho bé yêu.
Mọi người thường nghĩ đầy hơi là do những vần đề trong chế độ ăn uống hằng ngày của bé. Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề khác gây ra tình trạng này. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem những nguyên nhân đó là gì nhé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề đầy hơi
Khí sinh ra trong đường tiêu hóa từ lúc bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Khí trong đường ruột ở trẻ sơ sinh là sản phẩm của sự tiêu hóa lactose, protein và các chất dinh dưỡng khác. Đầy hơi do lượng khí trong đường ruột ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không chỉ đơn giản là một nguyên nhân cụ thể, vì có nhiều cách khác nhau để khí có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Một số bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia chỉ ra rằng các loại thực phẩm dễ sinh đầy hơi ở bé trong giai đoạn bú sữa mẹ, đó là rau cải và đậu, mặc dù chỉ có bà mẹ mới tiêu thụ những loại thức ăn đó. Các chuyên gia cũng cảnh báo về tình trạng thừa axit trong chế độ ăn của bà mẹ. Trái cây, nước ép cam quýt, dâu tây, cà chua có hàm lượng axit cao và có thể gây kích ứng cho trẻ sơ sinh.
Các sản phẩm sữa trong chế độ ăn uống của người mẹ cũng có thể dẫn đến “sự không dung nạp” ở các bé. Vấn đề này thường liên quan đến lượng protein tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa tươi, phô mai, bơ, sữa chua, kem. Tình trạng không dung nạp đậu nành và đậu phộng ở trẻ cũng thường đi kèm với tình trạng không dung nạp sữa.
Khi cho con bú, các mẹ có thể kiểm tra bằng cách loại bỏ tất cả các sản phẩm sữa, đậu nành và đậu phộng khỏi chế độ ăn uống của mình trong 2 tuần. Sau đó, các mẹ nên bắt đầu dùng lại đậu nành, sau đó là một sản phẩm từ sữa (như phô mai cứng hoặc sữa chua) và nên thực hiện từ từ để theo dõi sự dung nạp của bé.
Khí cũng có thể vào ruột thông qua miệng của bé. Thông thường, đó là kết quả của việc nút trong lúc bú sữa. Vì lý do này, các mẹ cần để cho bé ợ mỗi 3 đến 5 phút trong lúc cho bú hoặc giữa 2 lần bú. Nếu con bạn bú bình, hãy chắc chắn rằng núm vú của bình có kích thước phù hợp. Núm vú quá lớn sẽ làm cho bé bú quá nhanh. Còn nếu núm vú quá nhỏ, nó sẽ làm cho em bé thở nhanh và gấp vì bé cần nhiều không khí.
Một lý do khác có thể làm cho trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là hội chứng “bú quá nhiều”. Khi tuyến vú mẹ tiết ra nguồn sữa dồi dào, lượng sữa đầu (sữa non) sẽ nhiều hơn. Sữa non là sữa có hàm lượng nước cao hơn, lactose cao hơn và thường được tiết ra với lượng lớn hơn trong thời gian ngắn. Bú quá nhiều sữa trước hết có thể làm cho dạ dày của bé quặn lại, gây căng tức hơn. Bé nuốt sữa nhanh cũng thường nuốt nhiều không khí hơn, do đó sẽ dễ xì hơi hơn.
Bởi vì bé có thể không nhận được đủ lượng sữa tiết ra sau đó, vì vậy bé có xu hướng muốn bú nhiều hơn, làm cho vấn đề đầy hơi trở nên trầm trọng hơn. Bé mắc hội chứng bú sữa quá nhiều thường có đặc điểm tăng cân nhanh hơn mức bình thường, đầy hơi và chướng bụng. Sự kích thích quá mức đường ruột cũng có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi.
Qua những nguyên nhân mà bài viết đưa ra sẽ giúp các bố mẹ có thêm kiến thức bổ ích về chứng bệnh này cũng như để bảo vệ cho con yêu luôn khỏe mạnh nhé!