Chế độ ăn cho người huyết áp thấp nhanh khỏe

(4.03) - 45 đánh giá

Những triệu chứng huyết áp thấp có thể khiến bạn mệt mỏi cả ngày dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì để tăng cường sức khỏe và nhanh hồi phục?

Khi bạn đi khám chữa bệnh huyết áp thấp, ngoài việc các bác sĩ cấp thuốc cho bạn để điểu trị bệnh thì họ cũng có thể đưa cho bạn thêm một số lời khuyên về những chế độ ăn giúp bạn cải thiện sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ăn gì để tăng huyết áp nhanh nhé.

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Khi lên thực đơn hàng ngày, người bệnh huyết áp thấp nên cân nhắc các loại thực phẩm sau đây.

1. Các món mặn

Liều lượng muối vừa phải khi nêm nếm thức ăn có thể giúp làm tăng mức huyết áp cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vì ăn quá nhiều muối có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đây là một trong những mẹo ăn gì để tăng huyết áp nhanh mà bạn nên cẩn thận.

Bạn nên tránh một số thực phẩm nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ hộp, nước sốt…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn nhiều muối không chỉ hại thận mà còn gây tăng cân.

2. Trà cam thảo

Trà cam thảo rất hữu ích cho bạn trong việc điều trị mức huyết áp thấp bởi có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống. Kali là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp vì làm lượng muối trong cơ thể bạn tiêu hao nhanh chóng qua đường nước tiểu.

Mặc dù trà cam thảo có thể giúp tăng huyết áp nhưng bạn không nên lạm dụng loại trà này thường xuyên vì sẽ gây ra một số tác dụng phụ như ngộ độc, sẩy thai và tương tác với một số loại thuốc khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cam thảo là thảo dược gì?

3. Vitamin

Khi nói về vấn đề huyết áp thấp nên ăn gì, bạn nên bổ sung các loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin B12, vitamin E và axit folic. Các vitamin này sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp.

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, B12 và axit folic có trong các loại thực phẩm như hạnh nhân, trứng, cá, cải bó xôi, khoai lang và sữa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm chứa nhiều vitamin E

4. Cà phê

Cà phê là một nguồn caffeine giúp bạn tăng huyết áp trong một thời gian ngắn. Do đó, bạn có thể uống 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày để hỗ trợ điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.

Nếu dị ứng với cà phê, bạn có thể chọn uống trà gừng, nước sâm hoặc trà xanh. Những đồ uống này cũng giúp tim bạn bơm máu và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe

5. Dầu hương thảo

Dầu hương thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp bạn giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, kích thích hệ hô hấp và làm tăng quá trình lưu thông máu. Vì vậy, dầu cây hương thảo khá có lợi cho việc điều trị huyết áp thấp ở một số người.

Dầu hương thảo khi dùng một lượng vừa phải sẽ giúp bạn tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại dầu này trong lúc đang mang thai hoặc cho con bú vì có thể khiến bạn bị sẩy thai.

6. Nhân sâm

Nhân sâm là loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng cho sức khỏe. Khi bạn tiêu thụ một lượng nhân sâm ngay cả với liều lượng rất thấp thì loại thảo dược này cũng có thể giúp bạn tăng huyết áp.

Bạn nên tiêu thụ nhân sâm ở mức độ vừa phải và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh bất kỳ các tác dụng phụ không mong muốn nào.

Khi đã tìm hiểu huyết áp thấp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh lâu dài nhé.

Chế độ ăn giúp bạn ngăn ngừa huyết áp thấp

Sau khi đã hiểu rõ huyết áp hấp nên ăn gì, để phòng ngừa và điều trị huyết áp thấp lâu dài, bác sĩ có thể gợi ý thêm về những nguyên tắc sau đây khi xây dựng thực đơn cho người huyết áp thấp.

1. Uống nhiều nước

Những triệu chứng huyết áp thấp thường gặp như chảy mồ hôi, mệt mỏi hay buồn nôn là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất cho cơ thể khỏe mạnh.

2. Chia nhỏ bữa ăn

Thói quen ăn nhiều trong một bữa có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp vì bao tử và cơ thể bạn phải làm việc cật lực hơn để tiêu hóa những bữa ăn lớn.

Thay vì ăn 3 bữa/ngày, bạn có thể chia khẩu phần ăn của mình thành 6 bữa/ngày. Điều này sẽ rút ngắn thời gian giữa các bữa ăn và giúp bạn no lâu hơn, tránh tình trạng bị huyết áp thấp.

3. Thực hiện chế độ ăn low-carb

Chế độ ăn kiêng low-carb ưu tiên những thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa và hạn chế các thực phẩm có nhiều tinh bột và đường trong khẩu phần ăn. Những thực phẩm giàu đạm sẽ giúp bạn no lâu và giữ huyết áp trong cơ thể bạn ở mức ổn định.

4. Hạn chế rượu bia

Người bệnh huyết áp thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nếu bạn sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm các triệu chứng này gia tăng và khiến cơ thể bạn bị kiệt sức. Ngoài ra, chất cồn trong bia rượu còn đẩy nhanh quá trình mất nước và khiến bạn tăng nguy cơ bị huyết áp thấp.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng có thể tăng huyết áp bằng cách thay đổi những lối sống dưới đây:

  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
  • Mang vớ ép y khoa giúp máu di chuyển khắp cơ thể.
  • Tránh tập thể dục quá nhiều dưới trời nắng hoặc ở nhiệt độ cực cao.
  • Không nên nằm quá lâu trên giường hoặc ngồi quá lâu tại bàn làm việc.
  • Không nên ngâm mình lâu trong phòng xông hơi và bồn tắm nước nóng.

Chế độ ăn cho người huyết áp thấp trên đây chỉ là những gợi ý hỗ trợ bạn trong việc điều trị bệnh. Để chữa bệnh dứt điểm và hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh và hỏi bác sĩ huyết áp thấp nên ăn gì là tốt. Huyết áp thấp là bệnh nguy hiểm nên bạn đừng chủ quan điều trị bệnh tại nhà mà không có sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ nhé.

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường tuýp 2

(70)
Đi tiểu thường xuyên, khô môi, khát nước… là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên biết khi bệnh tiểu đường tuýp 2 bộc phát.Bài viết sau Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

Mắc bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh cần ăn uống thế nào?

(35)
Có một sự thật khác mà ít ai biết đó là, 10% của gan cấu tạo từ mỡ. Chỉ khi lượng mỡ trong gan vượt quá 10%, lúc đó bạn được chẩn đoán mắc gan ... [xem thêm]

“Yêu” ngày đèn đỏ có sao không?

(78)
Mọi người thường quan niệm ngày “đèn đỏ” của phụ nữ thường rất “bẩn”. Đó là 1 quan niệm sai lầm, vì máu kinh nguyệt thực chất là sạch sẽ, ... [xem thêm]

Hãy khuyến khích con uống đủ nước mỗi ngày

(25)
Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Uống nhiều nước giúp các cơ và não hoạt động hiệu quả. Vì vậy, hãy nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ... [xem thêm]

Phản ứng dị ứng với thực phẩm là gì?

(71)
Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những loại thức ăn không gây hại. Phản ứng ... [xem thêm]

Tác dụng của keo ong không phải ai cũng biết

(59)
Tác dụng của keo ong không chỉ giúp bạn làm đẹp da, điều trị mụn mà còn giúp chống lão hóa và phòng ngừa nhiều bệnh tật.Keo ong là gì?Keo ong là một hỗn ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi con bị bệnh hen suyễn?

(51)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Ăn chay có tốt cho sức khỏe hay không?

(98)
Chế độ ăn chay có tốt không phụ thuộc vào sự cân đối dinh dưỡng, nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ khiến bạn thiếu chất đấy!Hẳn là không ít ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN