Bạn nên uống thuốc gì khi mang thai?

(3.62) - 77 đánh giá

Sức đề kháng của người mẹ khi mang thai thường giảm đi khiến cho nguy cơ mắc bệnh lại càng tăng cao. Nếu trong trường hợp buộc phải điều trị bệnh, bạn vẫn có thể uống thuốc khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng phương pháp trị liệu khác an toàn hơn.

Các thai phụ không thể tránh được những lúc không khỏe và cần dùng thuốc nhưng việc này có an toàn cho mẹ và bé không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!

Uống thuốc trong thai kỳ có an toàn?

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến các loại thuốc mình dùng trong khi đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu vì đây là thời điểm quan trọng nhất cho sự phát triển của một em bé. Dù bạn nhờ bác sĩ kê đơn hay tự mua những loại thuốc không cần đơn thì cũng hãy lưu ý những điểm sau:

• Thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc không kê đơn đã được xác nhận là an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nhiều loại khác thì vẫn chưa được xác nhận nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi uống.

• Thuốc kê đơn: Các loại thuốc do bác sĩ kê chưa hẳn đã an toàn nếu bạn không cho bác sĩ biết mình đang mang thai. Thai phụ cần phải thông báo cho bác sĩ biết mình đang mang thai và thảo luận với bác sĩ về nguy cơ cũng như lợi ích của các loại thuốc mà bác sĩ vừa kê.

Nếu bạn đang uống thuốc kê đơn trước khi có thai và sau đó phát hiện mình có thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục uống thuốc không.

Những loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai

Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc, hãy tham khảo danh sách các thuốc an toàn cho thai kỳ dưới đây:

Thuốc điều trị dị ứng

  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Loratadine (Claritin)
  • Thuốc xịt mũi steroid (Rhinocort)

Lưu ý: Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc trên trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Thuốc điều trị cảm lạnh và cúm

  • Acetaminophen (Tylenol)
  • Thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi muối sinh lý
  • Xông muối/nước ấm

Lưu ý: Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc không được đề cập ở trên, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.

Thuốc điều trị táo bón

  • Colace
  • Metamucil

Thuốc mỡ sơ cứu

  • Bacitracin
  • Kem sơ cứu hiệu Johnson & Johnson
  • Neosporin
  • Polysporin

Thuốc trị phát ban

  • Kem Benadryl
  • Kem dưỡng da hoặc dưỡng thể Caladryl
  • Kem Hydrocortisone hoặc thuốc mỡ
  • Bột tắm yến mạch (Aveeno)

Lưu ý, không có loại thuốc nào được coi là an toàn 100% cho việc sử dụng trong khi mang thai. Vì vậy, bạn luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng nhé.

Những liệu pháp trị liệu an toàn cho thai phụ

Bởi vì ngay cả một số loại thuốc an toàn cũng chỉ có tính tương đối nên bạn có thể cân nhắc những phương pháp trị liệu khác. Một số liệu pháp trị liệu đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai giảm bớt những mệt mỏi trong thai kỳ.

Sau đây là những liệu pháp trị những vấn đề thai phụ thường gặp. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng và phải được những người có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện.

• Buồn nôn trong giai đoạn đầu thai kỳ: Châm cứu, bấm huyệt và uống rễ gừng (viên 250 mg, dùng 4 lần mỗi ngày), vitamin B6 (pyridoxin, 25 mg hai hoặc ba lần một ngày) có thể sẽ giúp ích cho bạn. Thói quen nhâm nhi một lát đào, lê, táo… hoặc một lát cam cũng có thể hữu ích.

• Đau lưng: Thao tác nắn chỉnh cột sống chiropractic là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Một lựa chọn khác là mát xa nhưng bạn cần có chuyên gia được đào tạo đầy đủ về xoa bóp thực hiện cho mình.

• Giảm đau trong chuyển dạ: Gây tê màng cứng (epidural) là cách hiệu quả nhất để giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, bạn có thể dùng những cách đơn giản hơn như ngâm nước ấm, các phương pháp thư giãn và thở, hỗ trợ cảm xúc được hay châm cứu cũng có thể có tác dụng đối với một số phụ nữ.

Phụ nữ mang thai có nên dùng vitamin và thuốc bổ?

• Nên dùng các vitamin dành riêng cho thai kỳ: Các loại vitamin dành riêng cho thai kỳ là an toàn và cần thiết.

• Bổ sung sắt, canxi và các khoáng chất khác theo chỉ định của bác sĩ: Phụ nữ mang thai nên bổ sung axit folic và sắt để tránh nguy cơ dị tật thai nhi nhưng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

• Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống thảo dược hay thực phẩm bổ sung: Hầu hết các loại thuốc thảo dược và thực phẩm bổ sung vẫn chưa được chứng nhận là an toàn cho phụ nữ mang thai dù chúng làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Khi nghi ngờ về độ an toàn của bất kỳ loại thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc liệu pháp điều trị nào đối với thai kỳ, bạn nên tìm hiểu thông tin và trao đổi với bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp người bị cao huyết áp tránh nạp quá nhiều calo

(65)
Người bị cao huyết áp nạp quá nhiều calo sẽ không tốt cho sức khỏe. Chúng tôi sẽ mách bạn cách để tránh nạp quá nhiều ngay sau đây!Tránh ăn quá nhiều khi ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ: Con dao hai lưỡi đến từ ghép tủy

(75)
Bệnh ghép chống chủ là một trong những biến chứng phổ biến của ghép tủy. Chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư tái phát, nhưng cũng có khả năng đe dọa ... [xem thêm]

Mách bạn 6 cách chăm sóc mắt đơn giản mà hiệu quả

(62)
Thị lực sẽ suy yếu dần theo thời gian. Vì vậy, bạn nên biết chăm sóc mắt đúng cách nhằm bảo vệ cũng như duy trì thị lực lâu dài.Đôi mắt là “cánh ... [xem thêm]

Khó ngờ chóng mặt hoa mắt là do dị ứng

(46)
Nếu bạn đang cảm thấy chóng mặt, bạn có thể tự hỏi về những nguyên nhân cơ bản như mất nước, thuốc men, và một loạt các rối loạn có thể khiến ... [xem thêm]

Vì sao có tình trạng sẩy thai tự nhiên?

(42)
Đôi khi sẩy thai tự nhiên xảy ra mà bạn không biết được nguyên nhân do đâu. Để tránh sự cố này, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm nguyên nhân gây ra nhé. Khi thai ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa

(70)
Rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến các bệnh ở nhũ hoa. Những nguyên nhân đó có thể là do bạn đang mang thai, nhũ hoa bị nhiễm trùng, vú có u hoặc ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị đau bụng và cách phòng ngừa

(30)
Bé bị đau bụng dẫn đến quấy khóc kéo dài khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau ... [xem thêm]

Cách pha trà kỷ tử giúp bạn thư giãn tại nhà

(66)
Trà kỷ tử vị chua chua ngọt ngọt có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN