Đau bụng: tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt

(3.56) - 16 đánh giá

Đau bụng là bất cứ cơn đau nào xảy ra ở vùng bụng. Các cơ quan chính nằm ở vùng bụng bao gồm: ruột (nhỏ và lớn), thận, ruột thừa (một phần của ruột già), lá lách, dạ dày, túi mật, gan và tuyến tụy. Bất kỳ nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan này có thể gây đau bụng.

Đau bụng có thể do đau các cơ bụng, các cơ quan trong ổ bụng hoặc cơ quan gần bụng. Đau bụng có thể có những tính chất khác nhau như đau quặn, đau âm ỉ, đau dữ dội. Ngoài ra, nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng ở dạ dày ruột cũng có thể gây đau đáng kể.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng là gì?

Thông thường khi bạn cảm thấy đau, bạn chỉ có thể mô tả đơn giản là bạn đau mà thôi. Tuy nhiên, khi gặp bác sĩ, bạn phải biết cách mô tả cơn đau rõ hơn để bác sĩ có thể chẩn đoán. Nghĩa là bạn cần phải mô tả mức độ đau của bạn là nhẹ, trung bình hoặc nặng và đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho điểm cơn đau từ 1–10.

Ngoài ra, bạn phải chỉ được bạn đau ở chỗ nào và có triệu chứng nào khác kèm theo không. Dưới đây là các loại đau bụng khác nhau:

  • Đau toàn thể có nghĩa là bạn cảm thấy đau hơn một nửa bụng. Đây là loại đau điển hình do virus trong dạ dày, khó tiêu hoặc ứ khí trong ruột. Nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, nó có thể do tắc nghẽn của ruột.
  • Đau khu trú là cơn đau tập trung tại một khu vực của bụng. Nguyên nhân thường do một cơ quan cụ thể.
  • Đau từng cơn là một cơn đau xuất hiện rồi tự biến mất. Thường nó có thể tự hết mà không cần điều trị, ví dụ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi. Ở phụ nữ, nó có thể do kinh nguyệt, sẩy thai,hoặc biến chứng ở các cơ quan sinh sản nữ.
  • Đau quặn xảy ra đột ngột và cường độ đau rất dữ dội, sau đó giảm dần. Nó là triệu chứng của những bệnh khá nghiêm trọng, chẳng hạn như sỏi mật hoặc sỏi thận.

Các vị trí của cơn đau trong ổ bụng có thể cho bạn biết nguyên nhân gây ra đau bụng của bạn.

Một số triệu chứng thường đi kèm theo là:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Bí đại tiện kèm với nôn ói nhiều
  • Tiểu đau hoặc tiểu bất thường
  • Bụng gồng lên vì đau khi chạm vào
  • Cơn đau là do một chấn thương vùng bụng
  • Cơn đau kéo dài hơn vài giờ.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức. Việc phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng của bạn tồi tệ hơn.

Những nguyên nhân nào khiến bạn đau bụng?

Đôi khi đau bụng có thể xảy ra mà không có nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn. Ví dụ như hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra đau dạ dày do co thắt bất thường của các cơ ruột hoặc dây thần kinh nhạy cảm bất thường trong ruột. Ngoài ra còn có rất nhiều bệnh khác gây đau bụng, ví dụ:

  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Viêm dạ dày ruột
  • Trào ngược axit
  • Nôn mửa
  • Nhiễm trùng thận
  • Stress
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh Crohn
  • Không dung nạp lactose
  • Vỡ hoặc nứt tạng
  • Sỏi túi mật
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng thận.

Bên cạnh đó, một trong những điều bạn dễ liên tưởng đến khi cơn đau bụng của bạn đau đớn và kéo dài là bệnh đau dạ dày. Thực tế, đau dạ dày có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là nhiễm trùng, viêm nhiễm, tắc nghẽn và kinh nguyệt.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cổ họng, ruột và máu có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng.

Viêm

Viêm, chẳng hạn như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm đại tràng.

Cản trở hoặc tắc nghẽn

Tắc ruột, tắc nghẽn của ống mật do sỏi mật, hoặc do gan sưng do bị viêm gan.

Hành kinh

Đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng là một nguyên nhân thường gặp của đau bụng dưới.

Có những xét nghiệm chẩn đoán nào tìm nguyên nhân đau bụng của bạn?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào sự mô tả cơn đau của bạn và kết quả xét nghiệm.

Trong quá trình hỏi bệnh, bác sĩ có thể hỏi bạn những câu sau:

  • Bạn đau mức độ như thế nào?
  • Bạn đau ở đâu?
  • Cơn đau âm ỉ hay là đau quặn?
  • Khi nào cơn đau xảy ra? Cả ngày? Hay thường xuyên hơn vào buổi sáng hoặc vào ban đêm? Nếu cơn đau xuất hiện và tự hết, mỗi lần đau khoảng bao lâu? Nó có xuất hiện khi ăn một loại thức ăn nào đó hay uống rượu không? Bạn đang có kinh không?
  • Bạn đau bao lâu?
  • Cơn đau có lan lên thắt lưng, hông hay xuống đùi không?
  • Bạn có đang dùng thuốc gì không?
  • Bạn có thai không?
  • Bạn có bị chấn thương gần đây không?

Một số xét nghiệm bác sĩ của bạn có thể yêu cầu làm là:

  • Công thức máu, men gan, men tụy (amylase và lipase).
  • Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), hoặc viên thuốc nội soi.

Sau khi đã tìm hiểu và phát hiện và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp cho tình trạng bệnh của bạn.

Làm thế nào để điều trị đau bụng?

Điều trị phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân đau bụng. Trong một số trường hợp nặng, có thể cần phải phẫu thuật. Dưới đây là một số lựa chọn điều trị cho người lớn và trẻ em:

Ở người lớn

Đối với chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bạn có thể dùng thuốc kháng tiết axit.

Đối với táo bón, bạn có thể dùng thuốc làm mềm phân nhẹ hoặc thuốc nhuận tràng.

Để giảm đau, hãy dùng acetaminophen. Tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hay naproxen, bởi vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày hoặc chảy máu dạ dày.

Ở trẻ em

Bạn nên cung cấp đủ nước cho bé và cho bé uống từng ngụm các loại nước như nước thường, nước trái cây hoặc nước luộc thịt.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh cho bé ăn các thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ và thức uống chứa caffeine hoặc gas cho đến 48 giờ sau khi các triệu chứng đã biến mất.

Bạn cũng đừng quên khuyến khích trẻ đi tiêu.

Hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc đau bụng nào vì thuốc chỉ có thể giảm đau nhất thời hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau.

Mách bạn một số mẹo giảm đau

Bạn có thể làm theo các bước sau để giảm thiểu và ngăn chặn cơn đau dạ dày:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng bữa ăn của bạn cân bằng và có nhiều chất xơ
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn
  • Hạn chế các nước uống chứa gas

Đau bụng thường là do ăn quá nhiều. Việc bạn nằm xuống quá sớm sau khi ăn có thể gây ra chứng ợ nóng và đau bụng. Hãy chờ ít nhất hai giờ sau khi ăn trước khi nằm xuống nhé.

Nếu bạn thường đau bụng do những thực phẩm chứa khí gas, hãy tránh những loại thức ăn sau đây:

  • Các loại đậu, đặc biệt là đậu khô và đậu Hà Lan, đậu nướng, đậu nành
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, kem, phô mai
  • Các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, dưa chuột, dưa cải bắp, su hào, măng tây, khoai tây, củ cải, hành tây
  • Trái cây như mận, mơ, táo, nho khô, chuối
  • Thực phẩm có chứa lúa mì chẳng hạn như ngũ cốc, bánh mì và bánh ngọt
  • Những thực phẩm béo như gà rán
  • Bất cứ đồ uống có ga.

Đau bụng là một loại bệnh thường gặp và khá dễ điều trị. Nếu cơn đau bụng của bạn vẫn không khỏi sau khi đã điều trị thử tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ của bạn để tìm ra nguyên nhân đau bụng và có cách điều trị tốt nhất cho bạn.

Tham khảo thêm 11 nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

(35)
Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên là tình trạng căng thẳng tột độ, sợ hãi quá mức và hoảng loạn sau các sự kiện gây chấn thương về thể ... [xem thêm]

Ăn trái cây cũng phải biết cách mới tốt!

(23)
Thói quen ăn trái cây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da và duy trì vóc dáng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách ăn trái cây sao cho khỏe ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn hộp đựng thức ăn an toàn cho sức khỏe

(80)
Hộp đựng thức ăn là một vật dụng không thể thiếu khi bạn mang cơm trưa theo ăn khi đi học, đi làm hay đi picnic. Các hộp này ảnh hưởng trực tiếp tới ... [xem thêm]

Xoa bóp bấm huyệt cho trẻ nhỏ: Phương pháp hay nên thử

(97)
Xoa bóp bấm huyệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách khá hay, dùng để chữa các chứng bệnh như sốt, khó tiêu, đau răng… mà không cần dùng đến thuốc. Xoa ... [xem thêm]

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

(63)
Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. ... [xem thêm]

Bệnh tay chân miệng: Phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ

(77)
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 6 ... [xem thêm]

Các siêu thực phẩm ích mẹ, lợi thai nhi

(23)
Sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Đây là thời gian bạn cần quan tâm hơn đến thực phẩm dinh dưỡng để thai nhi phát ... [xem thêm]

Vì sao bạn phải đề phòng hội chứng suy tế bào gan?

(17)
Hội chứng suy tế bào gan là thuật ngữ mô tả tình trạng suy giảm các chức năng của gan. Những người rơi vào trường hợp này rất dễ gặp phải bệnh não ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN