Liệu pháp châm cứu có giúp bạn trị bách bệnh?

(3.78) - 34 đánh giá

Liệu pháp châm cứu đặc biệt được nhiều người lớn tuổi ưa dùng, tuy nhiên hiệu quả của cách điều trị này vẫn đang gây tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều.

Nếu bạn thuộc những người theo chủ nghĩa khoa học, bạn có thể nghi ngờ tác dụng của châm cứu. Liệu pháp châm cứu có tác dụng điều trị bách bệnh không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Châm cứu có nguồn gốc từ Trung Hoa

Châm cứu nghe có vẻ đáng sợ nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy liệu pháp này mang đến khá nhiều lợi ích. Thật ra thì châm cứu không đau như bạn nghĩ và đó là môn học được nghiên cứu và thực hành trong hơn 2.500 năm lịch sử. Một vài người còn sùng bái với châm cứu, xem như một liệu pháp “diệu kỳ” có thể cải thiện cuộc sống của họ, cho rằng có thể trị bách bệnh từ bệnh trầm cảm, dị ứng đến chuột rút, buồn nôn.

Châm cứu bắt nguồn từ Trung Hoa, có thể điều trị nhiều bệnh bằng cách dùng châm kích thích các huyệt đặc biệt trên da. Paul Kempisty, một nhà châm cứu được cấp phép hành nghề đông y, giải thích: “Châm cứu là một phương pháp ít xâm lấn, có thể kích thích các vùng da tập trung nhiều dây thần kinh, để sau đó nó tác động đến các mô, tuyến, cơ quan và nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể”.

“Mỗi một kim châm cứu sẽ gây một vết thương nhỏ khi đâm vào da bạn, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để cho cơ thể bạn biết và phản ứng lại”. Kempistry cho biết: “Phản ứng này sẽ kích hoạt phản ứng viêm hệ thống, tăng cường tuần hoàn đến vùng châm, thúc đẩy lành vết thương và giảm đau”. Rất nhiều nghiên cứu về châm cứu dựa vào lý luận trên.

Triết lý khoa học của châm cứu

Triết học Trung Hoa về châm cứu cũng khá phức tạp, vì tổ tiên họ vẫn hành nghề châm cứu mà không hề dựa vào khoa học hay y học. Kempistry giải thích: “Họ tin rằng cơ thể con người tràn ngập ‘khí’, một năng lượng vô hình điều khiển sự sống của cơ thể, khi “khí” trôi chảy và vận hành theo đúng lộ trình, con người sẽ khỏe mạnh và thoải mái. Còn khi ‘khí’ vận hành không đúng, có thể là tắc nghẽn hay thiếu hụt, cơ thể chúng ta sẽ bị bệnh”.

Khái niệm về ‘khí’ chưa được rõ ràng, có thể xem khí như là một phần tự nhiên bên trong cơ thể và có thể tự hoạt động. Thỉnh thoảng, bạn sẽ dễ bị ốm hơn khi gặp căng thẳng và lo âu. Khi bạn thoải mái và khỏe mạnh, cơ thể bạn cũng thể hiện điều này. Sau tất cả, tâm trạng hay sức khỏe tinh thần đều ảnh hưởng đến thể chất bạn. Vì thế, châm cứu chính là nhằm mục đích giúp cơ thể duy trì cân bằng và giảm thiểu nhiều bệnh tật.

Châm cứu có thể điều trị nhiều bệnh

Có khá nhiều tình trạng bệnh và triệu chứng mà châm cứu có thể trị được. Dưới đây là một vài tình trạng tiêu biểu:

  • Dị ứng
  • Bong gân
  • Đột quỵ
  • Tăng huyết áp
  • Mất ngủ
  • Lo âu và trầm cảm
  • Viêm xương khớp
  • Đau kéo dài, thường là đau ở cổ, lưng, đầu gối và đầu
  • Đau bụng kinh và các triệu chứng tiền mãn kinh
  • Đau nửa đầu migraine
  • Buồn nôn buổi sáng

Một vài nghiên cứu còn đề nghị rằng châm cứu có thể có ích trong điều trị ung thư và bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên có giới hạn và đòi hỏi nhiều nghiên cứu lớn hơn để khẳng định. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng về việc châm cứu có thể điều trị các bệnh trạng như: mụn, đau bụng, đau do ung thư, béo phì, mất ngủ, vô sinh, đái tháo đường, tâm thần phân liệt, cứng gáy, nghiện rượu…

Cảm giác của bạn khi châm cứu sẽ thế nào?

Bạn có thể sẽ trải qua quá trình châm cứu 60 – 90 phút, mặc dù hầu như thời gian này bạn dùng để trao đổi về triệu chứng và than phiền với người châm cứu. Còn thời gian thực sự phải dùng đến kim châm có thể chưa đến 30 phút!

Mỗi người có cảm giác khác nhau khi châm cứu. Một vài người cảm thấy thư giãn và một ít mệt mỏi, một số khác lại sẵn sàng và háo hức với việc đó. Tương tự, một vài người thấy hiệu quả tức thì, một số cần điều trị nhiều hơn để cảm thấy sự cải thiện tích cực. Bạn có thể cảm thấy thoải mái và hài lòng sau khi thực hiện liệu pháp châm cứu. Nhưng cũng có thể bạn sẽ thấy một ít thay đổi về cảm giác ngon miệng, giấc ngủ hay thói quen đi vệ sinh, hay thậm chí không có sự thay đổi nào cả.

Bạn không nên tự châm cứu tại nhà

Bạn có thể hỏi người quen, những người đã từng đi châm cứu để tìm một chuyên gia châm cứu có thể tin tưởng được và bạn nên kiểm tra giấy phép hành nghề của họ trước.

Bạn không nên tự châm cứu vì có thể làm triệu chứng xấu đi. Nếu không thể tìm thấy một chuyên gia châm cứu tin tưởng, bạn có thể tập yoga, Thái Cực quyền và những thuốc cần thiết cho tình trạng bệnh của bạn. Nếu bạn sợ kim châm, bạn có thể nhấn huyệt đạo để thay thế. Dưới đây là một số tình huống bạn có thể tự làm giảm đau cho bản thân:

  • Đối với đau bụng kinh, bạn dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào chỗ hõm vào ở mắt cá trong chân bạn.
  • Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ vùng giữa chân mày.
  • Đối với đau thắt lưng, bạn có thể ấn vào vùng giữa mũi và môi trên.
  • Và nếu bạn đau đầu, bạn có thể ấn vào vùng cơ giữa ngón cái và ngón trỏ.

Châm cứu vẫn có thể có nguy cơ nhiễm trùng da tại chỗ hay đối với những người có bệnh máu khó đông có thể gây chảy máu nhiều. Nhưng nhìn chung, liệu pháp châm cứu cũng thật sự là phương pháp hiệu quả và khá nhẹ nhàng để giảm các cơn đau và một số triệu chứng khác. Khi bạn bối rối không biết phải làm gì với những lời khuyên trên thì cách tốt nhất là hãy đến gặp các chuyên gia về xoa bóp huyệt đạo hay châm cứu sẽ an toàn hơn. Và nếu triệu chứng của bạn vẫn không thuyên giảm, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 tuyệt chiêu giảm căng thẳng cho mẹ ở cữ sau sinh

(65)
Thời gian 40 ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian mà mẹ bầu ở cữ, đây cũng là lúc cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi do toàn bộ năng lượng đã tiêu hao ... [xem thêm]

9 lợi ích không ngờ từ quả óc chó

(92)
Quả óc chó là một trong những loại hạt rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Những lợi ích không ngờ mà loại quả này đem lại có thể khiến bạn ngạc ... [xem thêm]

10 cách trị sẹo lâu năm cho các bạn gái

(55)
Các vết sẹo là một khuyết điểm “đáng ghét” nhất đối với các bạn gái. Nó có thể khiến chúng ta mất đi sự tự tin vốn có của mình, vì thế, không ai ... [xem thêm]

11 dấu hiệu bệnh tim bạn không thể bỏ qua

(31)
Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu bệnh tim đều xảy ra ở tim và các khu vực gần đó. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể phát sinh tại những bộ phận khác, ... [xem thêm]

Thiền để giảm cân có thực sự mang lại kết quả?

(17)
Kiểm soát cân nặng là vấn đề đang được quan tâm trong những thập kỷ vừa qua. Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng càng nâng cao hơn khi các bệnh ... [xem thêm]

Bức xạ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

(75)
Bức xạ là một dạng năng lượng di chuyển dưới dạng sóng hoặc hạt trong không khí. Nó tồn tại như một phần trong không khí. Năng lượng này có thể đến ... [xem thêm]

Dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp

(14)
Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến ... [xem thêm]

Hút thuốc và quan hệ bằng miệng: Hiểm họa khôn lường!

(55)
Bạn có sở thích quan hệ tình dục bằng đường miệng hay không? Và bạn có thường xuyên hút thuốc lá không? Nếu có cả hai thói quen hút thuốc là và quan hệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN