Bà bầu uống thuốc benadryl để trị dị ứng liệu có tốt?

(4.19) - 13 đánh giá

Benadryl là loại thuốc được dùng để điều trị cảm lạnh khá phổ biến, thế nhưng liệu bà bầu dùng loại thuốc này có thật sự an toàn?

Mang thai có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng và thường xuyên gặp phải các vấn đề như dị ứng, ho, cảm lạnh và mất ngủ. Khi mẹ bầu gặp phải những triệu chứng này, thuốc benadryl là loại thuốc thường được nghĩ đến đầu tiên. Thế nhưng, bà bầu uống thuốc benadryl có an toàn không? Thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây của Chúng tôi.

Benadryl là thuốc gì?

Benadryl, hay còn được gọi là diphenhydramine, là loại thuốc kháng histamine được sử dụng để điều trị ho, cảm lạnh, ngứa, chảy nước mắt, nổi mề đay và các triệu chứng dị ứng khác. Hiện trên thị trường, thuốc được bày bán với hai dạng chính là viên nén và sirô.

Bà bầu uống thuốc benadryl (Diphenhydramine) có an toàn không?

Câu trả lời là “có” nếu bạn nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), benadryl là loại thuốc được xếp vào nhóm B, điều đó có nghĩa là nó không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh loại thuốc này hoàn toàn an toàn nếu bạn sử dụng trong thời gian mang thai. Do đó, bạn chỉ nên uống nếu được bác sĩ chỉ định.

Bà bầu nên uống benadryl với liều lượng như thế nào?

Theo khuyến cáo, bà bầu chỉ nên uống từ 25mg đến 50mg (khoảng một đến hai viên Benadryl) trong vòng bốn đến sáu giờ.

Thỉnh thoảng, benadryl có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt, vì vậy sau khi uống, bạn nên hạn chế lái xe hoặc lao động. Trong mọi trường hợp, bạn nên dùng đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi bà bầu uống benadryl

Benadryl không gây dị tật bẩm sinh, tuy nhiên, nếu dùng quá liều, người mẹ có thể gặp nguy hiểm:

  • Tác dụng lên hệ thần kinh: Benadryl có tác dụng an thần và gây buồn ngủ, do đó, nó có thể khiến người uống bị trầm cảm và gây ra chứng sợ ánh sáng, mờ mắt, mất phương hướng, chán ăn, ảo giác, hồi hộp và mất ngủ.
  • Dị ứng: Nghiên cứu của Đại học John Hopkins, bang Maryland, Hoa Kỳ, cho thấy thuốc benadryl có thể gây phát ban, chàm và ngứa.
  • Các vấn đề về tim mạch và đường tiêu hóa như nhức đầu, hạ huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn và khô miệng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi: Dùng chung benadryl với thuốc restoril hoặc temazepam để điều trị chứng lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi.
  • Dị tật bẩm sinh: Các nghiên cứu cho thấy bà bầu uống thuốc benadryl trong ba tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ bé bị sứt môi và hở hàm ếch.

Đối tượng nào nên tránh uống benadryl khi mang thai?

Bạn nên tránh uống thuốc benadryl nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Đã từng thực hiện thủ thuật mở thông ruột hồi (hậu môn nhân tạo)
  • Mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn
  • Có vấn đề về dạ dày và đường ruột
  • Các vấn đề về gan và thận
  • Vấn đề tiết niệu
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Huyết áp
  • Vấn đề về tuyến giáp

Một số câu hỏi thường gặp

1. Sử dụng kem thoa có chứa benadryl khi mang thai có an toàn không?

Sử dụng kem thoa ngoài da benadryl khi mang thai được xem là an toàn. Loại kem này thường được sử dụng để điều trị dị ứng hoặc các phản ứng kích ứng trên da. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Tôi có thể uống tylenol chung với benadryl được không?

Tylenol là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau cơ và đau nhức cơ thể do cảm lạnh thông thường gây ra, trong khi đó thuốc benadryl thường được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng. Khi dùng riêng, chúng khá là an toàn, tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng chung 2 loại thuốc này.

3. Tôi có thể uống benadryl mỗi tối khi đang mang thai không?

Bạn không bao giờ dùng benadryl (diphenhydramine) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác trong khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên vì đây là giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của bé cưng trong bụng. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể dùng thuốc benadryl để điều trị các triệu chứng dị ứng trong thời gian ngắn chứ không nên sử dụng hàng ngày.

4. Có nên sử dụng thuốc xịt benadryl khi mang thai không?

Thuốc giảm ngứa benadryl được xem là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Nó có thể giúp giảm đau và ngứa do vết cắt, bỏng, vết trầy xước, phát ban, vết côn trùng cắn, kích ứng da. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đối với phụ nữ mang thai, không có loại thuốc nào an toàn tuyệt đối. Do đó, trong giai đoạn đặc biệt này, bạn chỉ nên uống thuốc khi thật sự cần thiết và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn bị dị ứng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng benadryl hoặc những loại thuốc dị ứng khác.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

(31)
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho sức khỏe. Bạn nên tìm hiểu xem người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì để có lựa chọn thích hợp cho ... [xem thêm]

Tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên khi bị đột quỵ

(48)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

9 bệnh da liễu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho bé

(15)
Sức khỏe làn da của trẻ em là một trong những ưu tiên chăm sóc sức khỏe hàng đầu của nhiều người mẹ. Việc nhận biết các bệnh da liễu ở trẻ em sẽ ... [xem thêm]

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

(26)
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

(43)
Ngày nay, nhiều bố mẹ bận rộn nên sẵn sàng cho con xem tivi để tránh bị làm phiền. Giờ đây, bố mẹ hãy suy nghĩ lại khi biết tác hại của xem tivi với trẻ ... [xem thêm]

Cnattu Kids: Giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh mùa hè cho trẻ

(76)
Trong những ngày hè nắng nóng gần đây, số trẻ phải nhập viện vì mắc các bệnh đường hô hấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban đang không ngừng tăng lên. ... [xem thêm]

Oral sex: Quan hệ bằng miệng không đáng sợ như bạn nghĩ

(50)
Oral sex vẫn đang chủ để khiến nhiều người ngại ngùng, lo sợ do tâm lý không muốn nhắc tới chuyện phòng the. Tuy nhiên, đây lại là “gia vị” khiến ... [xem thêm]

Chồng ngoại tình bị vợ ghen cắt “của quý” mà bác sĩ vẫn nối lại được

(47)
Chuyện vợ ghen chồng ngoại tình cắt “của quý” lan truyền trên mạng xã hội như sự thật hài hước muốn cười ra nước mắt. Bạn có tò mò muốn biết các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN