Đánh bay nỗi lo xâm hại trẻ em khi sớm dạy trẻ các bộ phận cơ thể

(3.51) - 45 đánh giá

Việc chủ động dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm, là cách đơn giản nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm hại trẻ em.

Trong thời gian gần đây, tình trạng bắt cóc, xâm hại trẻ em đang có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Mới đây, tại Bắc Giang, một vụ việc xâm hại trẻ em còn gây nhức nhối hơn khi thủ phạm gây ra cũng chính là trẻ em. Điều này đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này.

Để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em, cha mẹ cần chủ động hướng dẫn trẻ gọi tên từng bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các bộ phận riêng tư. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu đâu là những đụng chạm cơ thể được phép và đâu là những hành động mà người khác không bao giờ được làm với trẻ.

Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 720 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em gồm 573 vụ, chiếm 79,5% tổng số vụ xâm hại trẻ em.

Còn theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Do đó cứ trung bình mỗi 8 tiếng có một trẻ bị xâm hại tình dục. Đây thực sự là một con số khủng khiếp, nhưng đa phần, những vụ việc này chỉ bị phát hiện khi đã chạm ngưỡng hình sự. Trong thực tế, những con số được nêu ra ở trên có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Không những vậy, theo các phương tiện truyền thông đưa thông tin, các vụ xâm hại trẻ em trong thời gian gần đây lại ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù đã có rất nhiều cảnh báo nguy hiểm về tình trạng này nhưng nhiều phụ huynh vẫn rất lơ là trong vấn đề trang bị kiến thức và kỹ năng cho con để trẻ có thể tự bảo vệ mình, từ đó dẫn đến những vụ việc đáng tiếc.

Để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng xâm hại trẻ em, bạn nên trang bị những kỹ năng tự phòng vệ, kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ để khi có vấn đề xảy ra, trẻ sẽ nhanh chóng thông báo cho cha mẹ hoặc tự ứng biến để thoát khỏi nguy hiểm.

Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể để phòng chống xâm hại trẻ em

Trẻ nhỏ rất hay tò mò về mọi thứ xung quanh, đặc biệt là các bộ phận trên cơ thể. Là cha mẹ, bạn nên dạy cho trẻ sớm về các bộ phận trên cơ thể để trẻ tránh tò mò về giới tính của bạn khác phái và tránh việc bị xâm hại tình dục. Ngoài ra, khi đã hiểu rõ về các bộ phận trên cơ thể, trẻ cũng sẽ dễ dàng bày tỏ và chia sẻ những vấn đề mà cơ thể bé đang gặp phải.

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết nên dạy trẻ từ khi nào. Thực tế, không có độ tuổi được quy định chính xác nhưng bạn nên dạy trẻ càng sớm càng tốt. Với trẻ mới tập đi, bạn không cần phải giải thích quá chi tiết mà chỉ cần dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận trên cơ thể là được. Bạn có thể làm điều này thông qua một số hoạt động vui nhộn sau:

  • Sử dụng búp bê hoặc đồ chơi động vật: Bạn có thể sử dụng búp bê và cầm tay, chỉ cho con hiểu về các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại đồ chơi hoặc hình ảnh động vật để dạy cho trẻ hiểu về sự giống và khác giữa cơ thể động vật và con người. Ví dụ, các loài động vật thường có đuôi còn con người thì không, động vật có 4 chân nhưng con người chỉ có 2 chân. Nếu nhà bạn có nuôi một con thú cưng, bạn có thể dùng nó làm ví dụ để dạy cho trẻ.
  • Sử dụng dụng cụ: Đưa cho trẻ một món đồ chơi nhỏ mà bé có thể dùng nó để chỉ vào các bộ phận cơ thể. Ví dụ, khi bạn nói mũi, hãy yêu cầu bé chỉ vào mũi của mình trong gương hoặc mũi của bạn.
  • Sử dụng các hình ảnh trực quan: Phương pháp này rất hữu ích vì trẻ nhỏ thường dễ dàng thu thập rất nhiều thông tin từ những gì mà chúng nhìn thấy. Bạn có thể sử dụng các tấm tranh lớn về cơ thể người để dạy cho trẻ hoặc dạy trẻ thông qua các bộ phim hoạt hình vui nhộn. Với những trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể lấy một tờ giấy và vẽ đường viền cơ thể người, sau đó để bé dùng bút vẽ mắt, mũi, tay, chân… ở đúng vị trí.
  • Sử dụng âm nhạc: Âm nhạc là một phương pháp hữu ích mà bạn có thể thử. Bạn có thể lựa chọn một bài hát hoặc một giai điệu mà bé thích, sau đó thay thế lời bài hát bằng tên của các bộ phận của cơ thể rồi yêu cầu trẻ vừa hát vừa chỉ vào cơ thể mình. Điều này sẽ giúp bé học nhanh và cảm thấy thú vị hơn rất nhiều.

Ngoài các bộ phận thông thường trên cơ thể, ba mẹ cũng cần chú ý dạy trẻ về các bộ phận nhạy cảm để phòng chống xâm hại trẻ em. Với những kiến thức mà bạn dạy, trẻ sẽ hiểu được đâu là những đụng chạm được phép và đâu là những hành động không bao giờ được làm. Từ đó, trẻ sẽ sớm biết cách bảo vệ bản thân an toàn, không cho người lạ chạm vào cơ thể.

  • Không nên dạy trẻ cách gọi tên vùng kín bằng nickname: Các bậc cha mẹ hiếm khi gọi chính xác tên các bộ phận nhạy cảm khi dạy trẻ mà đa phần lại thay thế bằng một biệt danh nào đó. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm điều này vì nó sẽ khiến trẻ suy nghĩ rằng có cái gì đó xấu xa đối với các bộ phận riêng tư, việc này dễ khiến trẻ tin rằng chúng không được nói đến bất cứ động chạm thiếu phù hợp nào vào vùng kín của mình. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn không cần phải giải thích quá kỹ về sự khác biệt giữa bộ phận sinh dục nam và nữ, nhưng hãy dạy trẻ những thuật ngữ chính xác như dương vật, âm đạo…
  • Tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng: Hãy tạo cho trẻ sự thoải mái, nhẹ nhàng khi dạy con về vùng kín. Với trẻ, đây có thể là một chủ đề khá thú vị và chúng sẽ cười khúc khích khi bạn nói về điều này. Hãy để cho trẻ cười đùa thoải mái trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện nghiêm túc với trẻ.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ vùng kín: Vùng kín có chức năng rất quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương, vì vậy chúng cần được bảo vệ. Đây là những điều mà bạn nên nói cho trẻ và cần được nhấn mạnh.
  • Dạy trẻ bằng những tình huống rõ ràng: Theo nghiên cứu, phần lớn trẻ nhỏ thường không biết làm gì khi rơi vào tình huống nguy hiểm. Để tránh trường hợp này, bạn có thể tạo ra những trò chơi giả lập các tình huống mà trẻ có thể gặp phải để giúp trẻ biết cách hành động. Bạn nên dạy cho trẻ biết trẻ cần phải làm gì, phải chia sẻ với ai và không nên giấu kín điều gì với cha mẹ.
  • Dạy trẻ càng sớm càng tốt: Bạn nên sớm dạy cho trẻ về các bộ phận riêng tư trên cơ thể. Theo thống kê, ngày càng có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 3 – 8, do đó bạn nên dạy trẻ càng sớm càng tốt để trẻ có ý thức bảo vệ bản thân.
  • Khuyến khích trẻ nói về cảm giác của bản thân: Bạn nên khuyến khích trẻ nói ra những cảm nhận của riêng mình, chẳng hạn như những lúc trẻ buồn, vui, sợ hoặc giận dữ. Trẻ có thể gặp khó khăn với việc thể hiện cảm xúc, do đó, bạn nên nghĩ ra nhiều kịch bản mà con có thể gặp phải để giúp con diễn tả đúng tình huống của mình.
  • Kẻ xâm hại trẻ em có thể là những người quen biết: Hàng xóm, người thân, bạn bè… tất cả những người bé yêu quý và tin tưởng đều có thể trở thành kẻ xâm hại. Không những vậy, ngoài việc đề phòng người lớn, hiện nay, xu hướng trẻ em xâm hại trẻ em cũng rất đáng báo động. Chính vì vậy, cha mẹ nên dạy để trẻ hiểu khi chơi với bạn, hành vi nào là phù hợp và hành vi nào là không được phép thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy trẻ phải nói với bạn ngay nếu có bất kỳ ai thực hiện những hành động không phù hợp.
  • Dạy trẻ cách nói “không”: Bạn nên dạy trẻ biết thẳng thắn từ chối với những yêu cầu vô lý của người khác. Kỹ năng này không những giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm hại trẻ em mà còn rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt ở trường.

Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là những vùng riêng tư là một trong những biện pháp rất quan trọng để phòng chống xâm hại trẻ em. Với những kiến thức mà bạn trang bị, trẻ sẽ có thêm kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trước những hành vi đồi bại của kẻ xấu. Hãy quan tâm đến con nhiều hơn, đừng để có một ngày bạn phải hối tiếc vì những điều đã xảy ra nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngăn ngừa lão hóa da với 7 bí quyết đơn giản

(94)
Bạn đang tìm bí quyết để có một làn da tươi trẻ, khỏe đẹp? Bạn đang lo lắng làn da đã bắt đầu lão hóa? Bạn băn khoăn tìm đủ mọi cách để cải ... [xem thêm]

Cần phải làm gì nếu khởi phát hen suyễn khi tập thể dục?

(80)
Nhiều nhân tố khác nhau có thể gây bộc phát cơn hen suyễn, bao gồm cả việc luyện tập thể dục. Vậy tại sao tập thể dục lại gây khởi phát cơn hen và có ... [xem thêm]

Cách chữa loét miệng đơn giản mà hiệu quả

(98)
Loét miệng (nhiệt miệng) là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm ở miệng hoặc trên nướu răng của bạn. Bạn có thể có một hoặc ... [xem thêm]

Hội chứng Meigs

(48)
Tìm hiểu chungHội chứng Meigs là gì?Hội chứng Meigs là một bộ ba các tình trạng bệnh lý bao gồm một khối u buồng trứng lành tính (cụ thể là u xơ buồng ... [xem thêm]

6 thói quen tốt cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

(82)
Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Thế nên để có sức khỏe tốt, một tinh thần minh mẫn và năng lượng dồi dào sẵn sàng cho các hoạt động ... [xem thêm]

Những thông tin cần biết về triệu chứng tay chân miệng

(22)
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh quá đỗi quen thuộc nhưng phần đông các bậc cha mẹ có con mắc căn bệnh này vẫn có nhiều nỗi băn khoăn, thắc ... [xem thêm]

Liệu pháp bổ sung và thay thế cho điều trị ung thư phổi

(50)
Bên cạnh những phương pháp điều trị ung thư phổi thông thường, liệu pháp bổ sung và thay thế cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng và các tác ... [xem thêm]

Chứng ngủ lịm

(66)
Tìm hiểu chungChứng ngủ lịm là gì?Chứng ngủ lịm có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng uể oải có thể liên quan đến tâm thần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN