Cùng con vượt qua nỗi sợ hãi vô hình

(4.13) - 43 đánh giá

Khi trẻ lo âu, con có thể bộc lộ một số hành vi như đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè, có thái độ cáu kỉnh, ngủ bất an, khóc nhiều, đeo bám ba mẹ hoặc không vâng lời. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi này đôi lúc rất khó nắm bắt được. Vì thế, để có thể giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, bạn nên hiểu về những biểu hiện khi bé đang cảm thấy lo âu ở các độ tuổi khác nhau.

Nỗi sợ hãi của trẻ sơ sinh

Ở độ tuổi này, bé đã biết phân biệt các tình huống khác nhau. Cảm giác lo lắng, hoảng sợ khi thấy ba mẹ rời khỏi mình đạt đỉnh điểm khi trẻ được 8 đến 9 tháng tuổi. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những người lạ có thể làm bé sợ trong suốt 2 năm đầu tiên. Đôi khi những tiếng động lớn như sấm sét hay đồ đạc đổ vỡ cũng làm trẻ sợ hãi và khóc thét.

Nỗi sợ của trẻ từ 2 đến 4 tuổi

Trẻ ở lứa tuổi này có trí tưởng tượng rất phong phú và sinh động. Thật sự rất khó khăn khi cố giải thích cho bé sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng.

Đến năm 3 tuổi, bé sẽ bớt bám víu ba mẹ. Nếu trẻ vẫn không thể tách rời và luôn lo lắng khi ở xa ba mẹ ở giai đoạn này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tâm lý của con.

Ở lứa tuổi này, trẻ cũng thường tưởng tượng những sinh vật đáng sợ bước ra từ bóng tối hoặc những nhân vật dữ tợn và ma quái. Nỗi sợ này thường xuất hiện khi trẻ đi ngủ hay ở một mình. Trẻ đôi khi cũng khó chịu và hoảng loạn khi nghe thấy những tiếng ồn lớn, đặc biệt là sấm sét. Do đó, ba mẹ không nên trêu chọc bé vì những điều này.

Trẻ có trí nhớ rất tốt, khi ba mẹ kể chuyện gì, trẻ đều ghi nhớ và tin rằng đó là sự thật. Vì vậy, ba mẹ nhớ cẩn trọng với lời nói của mình để tránh làm trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý.

Bé thường xuyên thức giấc nửa đêm vì gặp ác mộng, bé cần được trấn an rằng giấc mơ là không có thật và vỗ về bé ngủ trở lại. Bé sẽ hoàn toàn quên điều này sau khi ngủ dậy.

Nỗi sợ của trẻ 5 tuổi

Những lo sợ của trẻ 5 tuổi thực tế hơn, đó có thể là sợ bị thương, hỏa hoạn hay tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, khi trẻ đến trường và được dạy nhiều thứ, trẻ sẽ “phóng thích” bớt những nỗi sợ này vì đã hiểu cách đối phó.

Trẻ lớn hơn thường lo lắng khi thấy ba mẹ cãi nhau, ốm đau hoặc khi gia đình gặp phải khó khăn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông cũng gây cho trẻ nhiều nỗi sợ từ phim ảnh, trò chơi điện tử và video âm nhạc, thậm chí là những tin tức phát sóng trên truyền hình.

Trẻ có thể biểu đạt nỗi sợ của mình bằng cách: cắn móng tay, run rẩy, mút ngón tay cái hoặc đái dầm. Vì tự ti và xấu hổ, bé sẽ không tâm sự với ba mẹ về nỗi sợ của mình vì vậy ba mẹ nên quan sát bé.

Làm thế nào để bố mẹ giúp con vượt qua nỗi sợ hãi?

Dưới đây là những cách bố mẹ có thể tham khảo đề cùng con vượt qua nỗi sợ:

  • Không bắt ép trẻ đối diện với sự sợ hãi khi trẻ chưa sẵn sàng;
  • Để bé làm quen với tình huống khiến trẻ lo lắng chậm rãi và từ từ. Mẹ nên khen ngợi khi trẻ có thể làm những việc bé từng sợ;
  • Tôn trọng cảm giác sợ hãi của bé, nhất định không đem nó ra dọa nạt hay trêu đùa;
  • Lường trước những điều làm bé sợ có thể xảy ra và giúp bé chuẩn bị để đối mặt với nó;
  • Kể cho bé những mẫu chuyện chứng tỏ nỗi sợ của bé không có gì là to tát và có thể vượt qua được;
  • Giúp bé cảm thấy an toàn hơn bằng cách nắm chặt tay bé, ôm bé vào lòng, cho bé cảm giác gần gũi;
  • Cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Sự giật mình hay hoảng loạn của ba mẹ có thể tác động trực tiếp đến trẻ;
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với truyền hình, phim ảnh và trò chơi bạo lực.

Trẻ con là “chúa” khóc nhè và hay sợ sệt nhưng thực ra những điều đó lại được gây nên bởi nhiều tác động khác nhau. Hiểu rõ những nỗi sợ của con đến từ đâu và cách khắc phục chúng sẽ giúp bé của bạn yên tâm và bớt lo lắng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 phương pháp trị thâm và sẹo mụn hiệu quả

(97)
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình đã dùng rất nhiều sản phẩm để cải thiện tình trạng vết đỏ và thâm do mụn nhưng mọi cố gắng đều không hiệu ... [xem thêm]

10 sự thật về bao cao su khiến bạn phải giật mình!

(83)
Những sự thật về bao cao su không chỉ khiến bạn bất ngờ mà còn có thêm nhiều câu chuyện thú vị để khởi đầu một cuộc yêu nóng bỏng đấy.Bao cao su ... [xem thêm]

Những điều cần biết về cảm lạnh

(65)
Một số thực tế đáng ngạc nhiên về cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng. ... [xem thêm]

Tại sao chàng bắt cá hai tay khi đang đắm say cùng bạn?

(75)
Thay vì dằn vặt tại sao chàng bắt cá hai tay, bạn nên đánh giá lại mối quan hệ để nhận ra rằng đây có thể là một khởi đầu mới cho chính bản thân ... [xem thêm]

Sự thật về bệnh down: Tất cả những gì bạn cần biết

(99)
Bệnh down là gì? Những sự thật về hội chứng down sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về căn bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân này.Bệnh down (hay còn gọi là ... [xem thêm]

Điều trị loét: dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên?

(65)
Loét miệng (nhiệt miệng) là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm ở miệng hoặc trên nướu răng của bạn. Bạn có thể có một hoặc ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu khi mang thai?

(49)
Giảm tiểu cầu khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để đảm bảo số lượng ... [xem thêm]

Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?

(55)
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhưng sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có khi là bình thường theo độ tuổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN