Cơn ho của bạn có phải là dấu hiệu của ung thư phổi?

(3.56) - 75 đánh giá

Khi bạn gặp phải tình trạng ho dai dẳng kèm theo một số biểu hiện bất thường khác thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán sớm.

Ung thư phổi có thể được điều trị hiệu quả ở giai đoạn đầu nên việc phát hiện, nhận biết sớm bệnh là vô cùng quan trọng. Thông thường, ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng, bạn có thể lo lắng rằng liệu cơn ho dai dẳng đang diễn ra có phải là một dấu hiệu của ung thư phổi. Mặc dù không thể chắc chắn khi chỉ dựa vào mỗi một triệu chứng nhưng một số dấu hiệu khác kèm theo các yếu tố nguy cơ sẽ khiến cơn ho của bạn trở thành một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi.

Bạn có thể đọc thêm bài viết “9 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi” để tìm hiểu về những triệu chứng nên để ý đến.

Các loại ho

Thực tế cho thấy tối thiểu 50% người bệnh ung thư phổi có tình trạng ho mạn tính tại thời điểm chẩn đoán.

Ho mạn tính là một tình trạng ho dai dẳng, kéo dài ít nhất 8 tuần liên tiếp và nhiều người bệnh nói rằng họ cảm thấy các cơn ho không dứt. Bạn có thể ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho xuất hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày và nhiều người cảm thấy giấc ngủ bị cản trở dẫn đến mệt mỏi, thiếu sức sống. Những cơn ho có thể tương tự như khi bị dị ứng hoặc viêm phế quản, do đó chúng thường không được để tâm nhiều.

Các triệu chứng đi kèm với ho

Một vài triệu chứng xuất hiện chung với ho có thể khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu được thực hiện và cho thấy những biểu hiện sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư phổi:

  • Ho ra máu: đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi và trên thực tế là dấu hiệu duy nhất hiện diện ở 7% số người mắc bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Thường bạn chỉ ho ra một ít máu nhưng bất kỳ lượng đờm có máu nào cũng cần đánh giá, phân tích cẩn thận.
  • Khó thở: đây là dấu hiệu thường hay được bỏ qua lúc đầu. Nhiều người bệnh cho biết họ thường bỏ qua dấu hiệu này vì nghĩ do lười vận động hoặc tuổi tác đã cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm của ung thư phổi, khó thở có khả năng xuất hiện khi bạn hoạt động, chẳng hạn như khi leo cầu thang.
  • Đau ngực: nhiều người bệnh cảm thấy đau vùng ngực, lưng sau phổi trước khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Bản thân phổi không có dây thần kinh cảm giác đau, cơn đau xuất hiện có thể là do áp lực của khối u lên dây thần kinh. Bạn sẽ gặp phải một số tình trạng như đau xương sườn do ung thư đã lan đến xương, căng cơ (hoặc thậm chí gãy xương sườn) do ho liên tục… Đau xảy ra với một hơi thở sâu còn được gọi là đau ngực màng phổi hoặc viêm màng phổi, cũng phổ biến ở những người sau đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.
  • Khàn tiếng: có thể là do ho hoặc do các khối u đè lên dây thần kinh liên quan đến thanh quản. Nhiều người cũng bị khàn tiếng trước khi bị chẩn đoán ung thư phổi.
  • Sụt cân không có lý do: cân nặng giảm đột ngột khi bạn không có chủ ý giảm cân có thể là một dấu hiệu của ung thư phổi. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sụt cân bất thường khi bạn giảm bớt 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng 6–12 tháng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: các tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại như viêm phổi, viêm phế quản là dấu hiệu của ung thư phổi khá phổ biến. Khi các khối u ở phổi phát triển gần đường thở, chúng có thể gây ra tắc nghẽn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng này.
  • Tự ngưng hút thuốc đột ngột: nhiều khảo sát nhận thấy rằng khá nhiều người bệnh ung thư phổi đã tự giảm số lượng thuốc hút như bình thường hoặc đột ngột bỏ thuốc lá, mặc dù họ không có ý định cai thuốc. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa rõ nhưng có thể là do người bệnh muốn giảm tình trạng ho dai dẳng hoặc họ cảm thấy lo sợ bị ung thư phổi. Một giả thiết khác là một số bệnh ung thư phổi sẽ tạo ra hóa chất làm giảm sự gây nghiện của nicotine.

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư phổi đã được biết đến như hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc. Tuy nhiên, những người hút thuốc mà tiếp xúc thêm nhiều yếu tố nguy cơ khác sẽ gây tăng tỷ lệ mắc bệnh, chẳng hạn như bạn tiếp xúc với amiăng và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi nhiều hơn khi cộng nguy cơ của từng loại này với nhau. Những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi bao gồm:

  • Hút thuốc ở hiện tại hoặc trong quá khứ: chắc chắn hút thuốc là một yếu tố nguy cơ phát triển ung thư phổi, khoảng 80% những người được chẩn đoán ung thư phổi có tiền sử hút thuốc tại một số thời điểm. Tuy nhiên, 50% những người được chẩn đoán mắc bệnh ngày nay lại không hút thuốc; họ có thể đã từng hút thuốc trước đây hoặc chưa bao giờ hút thuốc. Thật không may, không giống như bệnh tim, bạn vẫn có nguy cơ cao bị ung thư phổi cho dù đã bỏ hút thuốc.
  • Tiếp xúc với khí radon: đây là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh phổi ở những người không hút thuốc.
  • Hít khói thuốc thụ động: các nhà nghiên cứu cho rằng việc hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân của 7.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm ở Mỹ.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư phổi: ung thư phổi có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Điều này đặc biệt đúng khi ung thư phổi được tìm thấy ở những người không hút thuốc, người trẻ tuổi và phụ nữ. Nếu bạn có mẹ, cha, anh chị em hoặc con có tiền sử ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng gấp đôi.
  • Phóng xạ vùng ngực: xạ trị như trong điều trị ung thư vú hoặc bệnh Hodgkin làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với công việc có nhiều rủi ro: phơi nhiễm hóa chất hay các chất độc hại khác như amiăng, nhiên liệu diesel… do nghề nghiệp có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đồng thời có 27% bệnh ung thư phổi ở nam giới là do yếu tố này.

Chẩn đoán cơn ho khi ung thư phổi

Đôi khi, chụp X–quang ngực sẽ giúp phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, ngay cả khi kết quả X–quang ngực gần đây là bình thường, bạn vẫn có thể bị ung thư phổi. Trước đây, chụp X–quang được thực hiện để sàng lọc những người bị ung thư phổi nhưng người ta thấy rằng tia X không phát hiện ra ung thư phổi ở giai đoạn đủ sớm để cứu sống.

Ngày nay, bác sĩ thường dùng phương pháp chụp CT khi nghi ngờ bạn có dấu hiệu của ung thư phổi. Quá trình chụp CT có thể phát hiện ra các bệnh phổi khác đã bị bỏ sót khi chụp X–quang ngực đơn giản.

Nếu bạn ho dai dẳng, ngay cả khi bạn chưa từng hút thuốc và không có triệu chứng kèm theo nào khác, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi bác sĩ nghi ngờ bạn có khả năng mắc ung thư phổi, bạn sẽ cần thực hiện chụp CT, nội soi phế quản hoặc một vài xét nghiệm khác. Hãy nhớ rằng những người không hút thuốc cũng có thể bị ung thư phổi và trên thực tế, hơn 80% những người bệnh ung thư phổi ngày nay là những người không hút thuốc hoặc đã cai thuốc trước đây.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Béo phì liệu có thể nhanh mang thai?

(75)
Thừa cân béo phì đang ngày càng trở thành tình trạng phổ biến, khi chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn lớn hơn 30. Nhiều phụ nữ mang thai hiện nay đang nằm ... [xem thêm]

Bạn nên cung cấp chất sắt cho cơ thể mỗi ngày

(60)
Chứng thiếu hụt sắt chính là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – đặc biệt thường phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai, theo Trung tâm ... [xem thêm]

Ùn tắc giao thông gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết!

(23)
Bạn có biết ùn tắc giao thông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn? Khói bụi khi kẹt xe hay tác động âm thanh từ tiếng còi xe tưởng ... [xem thêm]

9 cách làm sữa chua ngon tại nhà khiến ai cũng mê

(63)
Bắt tay vào thử ngay 9 cách làm sữa chua, yaourt nhiều hương vị đơn giản tại nhà, chắc chắn sẽ thỏa mãn vị giác của mọi thành viên trong gia đình bạn ... [xem thêm]

Chỉ số đo huyết áp và những điều bạn cần biết

(55)
Duy trì chỉ số đo huyết áp ở mức ổn định đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý như suy tim hay đột quỵ. Sự kết hợp của thuốc ... [xem thêm]

Top 10 cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn và hiệu quả

(27)
Sốt cao có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và thiếu năng lượng để làm việc. Liệu có cách hạ sốt nhanh tại nhà ... [xem thêm]

Bật mí 11 bí quyết làm trắng răng tự nhiên

(93)
Để giữ gìn hàm răng trắng không khó, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, tránh xa các tác nhân gây vàng răng và sử dụng các phương pháp làm ... [xem thêm]

Cấy ghép dương vật để trị chứng rối loạn cương dương

(56)
Cấy ghép dương vật là phương pháp phẫu thuật nhằm giúp điều trị tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới. Giải pháp này sẽ giúp các đấng mày râu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN