Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu thiếu hụt vitamin A?

(3.51) - 21 đánh giá

Vitamin A rất tốt cho làn da, giúp cải thiện thị lực và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nếu không cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Vitamin A là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Vậy bạn biết gì về vitamin A cũng như các lợi ích từ chúng?

Vitamin A là gì?

Vitamin A là một loại vitamin thiết yếu cho sự duy trì và cải thiện thị giác, giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, đồng thời tốt cho làn da. Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến mù lòa và tăng nguy cơ nhiễm virus. Trái lại, việc hấp thu vitamin A quá mức có thể dẫn đến chứng vàng da, buồn nôn, chán ăn, khó chịu, nôn mửa và thậm chí là rụng tóc.

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, do đó bạn cần phải tiêu thụ chúng cùng với chất béo để đạt sự hấp thụ tối ưu. Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao bao gồm khoai lang, cà rốt, rau lá xanh sẫm, bí ngô đông, rau diếp, mơ khô, dưa đỏ, ớt chuông, cá, gan và các loại trái cây nhiệt đới. Giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày của vitamin A là 5.000 đơn vị quốc tế (IU).

Nguy cơ thiếu hụt vitamin A

Những người nghiện rượu thường có nguy cơ thiếu hụt vitamin A. Nguyên nhân là do trong cơ thể họ có thừa chất độc quá mức, dẫn đến tình trạng hàm lượng vitamin A thấp.

Ngoài ra, những người bị chứng kém hấp thu chất béo trong thời gian dài cũng sẽ bị thiếu hụt vitamin A. Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất gây ra sự kém hấp thu vitamin A bao gồm:

  • Mẫn cảm với gluten;
  • Hội chứng ruột rò rỉ;
  • Bệnh viêm ruột (hội chứng ruột kích thích IBS, viêm ruột kết Crohn hoặc viêm loét đại tràng);
  • Rối loạn tuyến tụy.

Vitamin A cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì xương chắc khỏe, biệt hóa tế bào và giúp duy trì chức năng hệ miễn dịch. Vitamin A thường được tìm thấy dưới hai dạng chính: beta-carotene và vitamin A hoạt tính. Trong đó, beta-carotene là loại vitamin được tìm thấy chủ yếu trong thực vật, cần phải được chuyển đổi thành vitamin A hoạt tính để cơ thể có thể hấp thụ. Hàm lượng dinh dưỡng khuyến nghị của vitamin A là 900 mcg/ngày đối với nam giới và 700 mcg/ngày đối với phụ nữ.

Các lợi ích từ vitamin A

Tăng cường thị giác

Khi ánh sáng chiếu vào võng mạc mắt, một phân tử gọi là rhodopsin sẽ được kích hoạt. Khi đó, các phân tử rhodopsin được kích hoạt sẽ gửi tín hiệu đến não. Vitamin A là một phần quan trọng của phân tử rhodopsin, đó cũng là lý do tại sao sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra chứng mù vào ban đêm.

Beta-carotene, dạng vitamin A được tìm thấy trong thực vật, đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa chứng thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa liên quan đến tuổi tác.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Vitamin A còn có chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như điều chỉnh các gen liên quan đến các phản ứng miễn dịch. Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây suy yếu hệ miễn dịch tổng thể.

Beta-carotene cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hàng loạt các dạng bệnh mãn tính.

Tốt cho làn da và sự tăng trưởng của tế bào

Vitamin A rất cần thiết trong việc hỗ trợ cho tất cả các tế bào biểu mô (da) cả bên trong và ngoài. Ngoài ra, nó còn có khả năng hình thành các glycoprotein – hợp chất kết hợp của đường và protein, giúp tế bào liên kết với nhau tạo thành các mô mềm. Vitamin A còn giúp chữa lành vết thương và tái tạo các mô ở da. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể chống lại mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe của da nói chung.

Vitamin A có ở đâu?

Vitamin A có nhiều ở gan động vật, thịt và trứng, các loại củ quả có màu vàng hoặc đỏ, rau màu xanh thẫm…

Như vậy, bạn đã biết tầm quan trọng của vitamin A đối với sức khỏe chưa? Hãy bổ sung đầy đủ vitamin A để cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn đi khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ

(87)
Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa và điều trị vô sinh hiếm muộn của cả nước. Do đó, mỗi ngày bệnh viện đón ... [xem thêm]

Mách bạn cách sử dụng bếp từ an toàn

(35)
Nếu vừa sắm một chiếc bếp từ mới cho gian bếp của mình, bạn nên cập nhật ngay cách sử dụng bếp từ an toàn để tận dụng bếp hiệu quả, lâu dài mà ... [xem thêm]

Những lưu ý khi tự chăm sóc sau khi mổ nội soi ruột thừa

(18)
Để quá trình phục hồi có hiệu quả và vết thương không bị nhiễm trùng, quá trình chăm sóc sau khi mổ nội soi ruột thừa là vô cùng quan trọng. Bạn cần theo ... [xem thêm]

Trễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

(42)
Trễ kinh (chậm kinh) là một vấn đề mà chị em không nên xem nhẹ. Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Bí mật của cặp đôi hạnh phúc: Làm gì trong ngày Valentine?

(59)
Nếu bạn chưa biết làm gì trong ngày Valentine thì những hoạt động lành mạnh sau đây sẽ là những gợi ý độc đáo mà bạn có thể chuẩn bị ngay bây ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người bệnh tăng nhãn áp

(10)
“Bệnh tăng nhãn áp nên ăn gì và tránh ăn gì?”. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa các loại thực phẩm bạn ăn và bệnh tăng nhãn ... [xem thêm]

Tại sao trẻ em lại “giấu” việc bị xâm hại tình dục?

(32)
Trẻ thường có khuynh hướng không tiết lộ cho bất kì ai về việc bị xâm hại tình dục. Những lí giải trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ giải mã tâm lý ... [xem thêm]

Mẹ và con gái: Mối quan hệ tuyệt đẹp nhưng cũng đầy bất ngờ

(62)
Mối quan hệ giữa mẹ và con gái thật tuyệt vời nhưng cũng rất đặc biệt. “Nàng ấy” có thể bám theo mẹ suốt ngày nhưng thi thoảng, hai mẹ con cũng những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN