Có nên ăn hải sản khi mang thai?

(3.8) - 74 đánh giá

Hầu hết các loại cá khá an toàn đối với mẹ bầu trong lúc mang thai, miễn là bạn chế biến đúng cách. Trên thực tế, có khá nhiều loại cá có thể đem lại lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Cách chế biến hải sản an toàn cho mẹ bầu

Khi chế biến cá và hải sản tại nhà, bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để chế biến theo cách an toàn:

Nếu bạn dự định nấu món cá phi lê, bạn hãy kiểm tra xem cá đã được nấu chín chưa bằng cách dùng dao nhọn xẻ thịt và kéo sang một bên. Bình thường, thịt chín sẽ có màu đục, vảy tách ra. Khi bạn muốn lấy cá ra khỏi lò hoặc tắt lò, bạn nên để yên cá trong lò khoảng 3-4 phút để đảm bảo các đã được làm chín.

Các loại hải sản như tôm, tôm hùm thường chuyển sang màu đỏ khi nấu chín và phần thịt có màu giống như ngọc trai hơi đục. Đối với sò điệp sẽ có màu trắng sữa, trắng đục và thịt nhìn chắc hơn. Đối với nghêu, sò, trai và hàu, bạn nên chọn những con mở vỏ sau khi nấu chín để ăn. Nếu không mở vỏ, bạn hãy vứt chúng đi.

Khi chế biến hải sản bằng lò vi sóng, bạn có thể sử dụng một cảm biến điện trở để kiểm tra các đồ ăn thủy hải sản này đã đạt đến một nhiệt độ ít nhất 630C chưa. Sau đó, bạn sẽ biết chắc chắn rằng nó đã được nấu chín và sẵn sàng để ăn chưa.

Vai trò của dầu cá đối với mẹ bầu

Dầu cá tốt cho bạn, vì vậy nó vẫn rất quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Nó có chứa các axit béo omega-3 và các vitamin và chất dinh dưỡng có lợi cho bạn và em bé. Có rất nhiều loại cá có dầu để lựa chọn, chẳng hạn như:

  • Cá hồi;
  • Cá thu;
  • Cá trích;
  • Cá mòi;
  • Lươn;
  • Cá cơm;
  • Cá ngừ tươi.

Những loại cá như cá vền biển, cá nhám gai (hay còn gọi là cá hồi đá), cua và cá chẽm cũng có lượng dầu cá khá cao. Tuy nhiên, bạn không nên ăn những loại hải sản này hơn 2 lần một tuần.

Đối với cá ngừ, tuy lượng thủy ngân trong cá không quá cao, nhưng nếu ăn số lượng nhiều có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh của trẻ em. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn 50 g – 200 g mỗi tuần. Cá mập, cá kiếm và cá marlin là những loại cá chứa hàm lượng cao thủy ngân, vì vậy bạn không nên ăn những con cá này trong khi bạn đang mang thai. Thay vào đó, bạn có thể dùng bất kỳ loại cá nào dưới đây trong suốt thai kỳ:

  • Cá chim;
  • Cá tuyết;
  • Cá bơn;
  • Cá biển đầu lớn.

Khi chọn dầu cá loại uống để bổ sung, nhớ rằng chúng có thể nhiễm một số chất do ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như PCBs (polychlorinated biphenyls) và dioxin. Vì vậy, bạn cố gắng không uống nhiều hơn hai phần một tuần.

Ký sinh trùng tiềm ẩn trong hải sản ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?

Hầu hết loại hải sản tươi sống nào cũng tiềm ẩn rủi ro khi lựa chọn nguyên liệu, bởi vì nó có thể chứa ký sinh trùng như sán dây. Sán dây có thể gây bệnh cho bạn và em bé của bạn. Nếu bạn ăn cá, hãy yêu cầu được nấu chín. Điều này đặc biệt quan trọng trong các nhà hàng Nhật Bản, như họ thường làm chín nhẹ bên ngoài, còn bên trong thật sự chưa chín.

Các loại sushi được bán trong các siêu thị thường đảm bảo an toàn. Tuy các loại sushi thường chứa cá sống, nhưng cá này đã được đông lạnh để giết chết các ký sinh trùng sán dây. Tốt nhất là khi mua sushi ở cửa hàng, bạn nên hỏi nhân viên rằng cá đã được đông lạnh chưa.

Cá hồi và cá thu cũng được xem là an toàn cho mẹ bầu. Quá trình hun khói cá sẽ tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn listeria. Tuy nhiên, nếu cá hồi hun khói chưa được xử lý hoặc đông lạnh trước khi ăn, vi khuẩn listeria có thể vẫn còn.

Bạn nên lựa chọn những nơi chất lượng an toàn để mua, chẳng hạn như siêu thị và kiểm tra hạn sử dụng, nguồn gốc nếu bạn chưa chắc chắn. Bạn cũng có thể ăn những con cá đã được ướp muối hoặc ngâm muối. Nếu bạn thích hàu, trai và sò ốc, bạn sẽ cần phải chắc rằng nó được nấu chín kỹ nếu bạn muốn ăn chúng trong quá trình mang thai. Sò ốc sống có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại và virus gây ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình mang thai, bạn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Trong một vài trường hợp, ngộ độc thực phẩm từ cá sống có thể không gây tổn hại cho bé, nhưng nó có thể làm bạn khó chịu. Khi nấu sò ốc, bạn cần nấu chín kĩ để giết chết bất kỳ vi khuẩn và virus có trong sò ốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách chăm sóc vùng kín sau sinh

(81)
Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Sự căng thẳng của bạn thuộc dạng nào?

(27)
Sự căng thẳng (stress) xuất hiện khi cơ thể chúng ta đối mặt với một số tình huống nhất định. Theo các bác sĩ, có nhiều loại căng thẳng khác nhau và ... [xem thêm]

Người lớn cần tiêm vaccine Tdap để phòng bệnh ho gà

(92)
Vaccine Tdap là một mũi tiêm phối hợp để bảo vệ người lớn chống lại 3 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván.Ngày nay, bệnh uốn ván và bạch hầu rất hiếm khi ... [xem thêm]

5 lời khuyên dành cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

(32)
Cách tăng ham muốn ở phụ nữ mãn kinh sẽ giúp cuộc yêu giữa bạn và chồng thêm nồng cháy hơn để sợi dây gắn kết hai bạn không bao giờ nhạt phai. Phụ nữ ... [xem thêm]

Những điều cần biết về hen suyễn do dị ứng

(70)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

7 loại tinh dầu không chỉ làm đẹp mà còn giúp chữa bệnh

(59)
Tinh dầu làm đẹp từ thiên nhiên được sử dụng để kích thích tóc mọc dày hơn, chống rụng tóc, giữ ẩm cho da, trị mụn và làm trơn bóng móng tay, móng ... [xem thêm]

Chăm sóc cho trẻ tuổi teen sau cơn đột quỵ

(56)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN