Mepenzolate

(4.27) - 39 đánh giá

Tên gốc: mepenzolate

Phân nhóm: thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét

Tác dụng của mepenzolate

Tác dụng của mepenzolate là gì?

Mepenzolate được sử dụng với các thuốc khác để điều trị loét dạ dày. Mepenzolate hoạt động bằng cách giảm sự giải phóng axit trong dạ dày.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng mepenzolate

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc mepenzolate cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn là 1 hoặc 2 viên (25 hoặc 50mg) 4 lần/ngày, tốt nhất là bạn uống cùng bữa ăn và trước khi đi ngủ. Có thể bắt đầu với liều lượng thấp hơn và sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.

Liều dùng mepenzolate cho trẻ em như thế nào?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách dùng mepenzolate

Bạn nên dùng mepenzolate như thế nào?

Bạn nên sử dụng mepenzolate đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của mepenzolate

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng mepenzolate?

Các tác dụng phụ như khô miệng, giảm đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn ngủ, thị lực mờ, buồn nôn/nôn hoặc táo bón có thể xảy ra. Nếu bất kỳ phản ứng nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu có những phản ứng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng xảy ra: thay đổi tâm thần/tâm trạng, đau mắt/tăng nhãn áp, nhịp tim nhanh, khó đi tiểu, giảm khả năng tình dục.

Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc này rất hiếm. Tuy nhiên, đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng trầm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng mepenzolate

Trước khi dùng mepenzolate, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này.
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như tăng bạch cầu, đau thắt ngực, rối loạn vận động/tắc nghẽn dạ dày/ruột (như liệt ruột thừa, hẹp cổ tử cung, thắt thực quản, đau ruột), khó đi tiểu, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim mạch, ví dụ: suy tim sung huyết, bệnh mạch vành, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng tuyến giáp, các vấn đề về thực quản (ví dụ như trào ngược dạ dày), rối loạn thần kinh, tiêu chảy, các vấn đề về hô hấp (ví dụ như hen suyễn) một số bệnh về đường ruột (megacolon độc hại, loét đại tràng).
  • Thuốc mepenzolate có thể khiến bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hoặc gây mờ thị lực. Bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc, hoặc làm bất cứ hoạt động nào đòi hỏi sự cảnh giác hoặc tầm nhìn rõ ràng cho đến khi bạn chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện các hoạt động đó một cách an toàn. Bạn cũng nên hạn chế đồ uống có cồn.
  • Thuốc mepenzolate có thể làm giảm mồ hôi. Để tránh say nắng, đừng để quá nóng trong thời tiết nóng, trong xông hơi và trong khi tập thể dục/các hoạt động nặng khác.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi vì họ có thể nhạy cảm hơn với các phản ứng phụ.
  • Trong khi mang thai, thuốc mepenzolate chỉ nên dùng khi cần thiết. Bạn nên tham khảo với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thuốc.
  • Chưa có đầy đủ thông tin về thuốc mepenzolate có chuyển vào sữa mẹ hay không. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

Tương tác thuốc mepenzolate

Thuốc mepenzolate có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc mepenzolate có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc mepenzolate bao gồm: thuốc kháng histamin (như diphenhydramine, meclizine), thuốc chống co thắt (như dicyclomine), alkaloids belladonna (như scopolamine, atropine), một số thuốc chống loạn nhịp (như quinidine), một số thuốc cho bệnh Parkinson (ví dụ như amantadin, benztropine, trihexyphenidyl), corticoid (như prednisone), digoxin (dạng hòa tan chậm), thuốc tăng thị lực (như timolol), thuốc phụ thuộc vào axit dạ dày (như ketoconazole), chất ức chế MAO (isocarboxazid, linezolid, methylene blue, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline, safinamide, selegiline, tranylcypromine), nitrat (ví dụ Isosorbide dinitrate), phenothiazines (ví dụ chlorpromazine), viên kali/viên nang kali, pramlintide, thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitriptyline).

Cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn cũng dùng thuốc gây buồn ngủ như: thuốc ngủ hoặc lo âu (như alprazolam, diazepam, zolpidem), thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau gây mê (ví dụ như codeine), các loại thuốc tâm thần (ví dụ chlorpromazine, risperidone, trazodone).

Bạn nên kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc của bạn (ví dụ như các sản phẩm ho và lạnh) bởi vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ. Hỏi dược sĩ về cách sử dụng những sản phẩm này một cách an toàn.

Mepenzolate có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến mepenzolate?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc mepenzolate

Bạn nên bảo quản mepenzolate như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế của mepenzolate

Mepenzolate có những dạng và hàm lượng nào?

Mepenzolate có ở dạng viên nén.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc bismuth subsalicylate

(54)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc bismuth subsalicylate là gì?Thuốc bismuth subsalicylate được dùng để điều trị tình trạng khó chịu ở dạ dày, ợ nóng, và ... [xem thêm]

Claminat® 625mg

(14)
Tên gốc: amoxicillin và axit clavulanicPhân nhóm: thuốc kháng sinh – PenicillinTên biệt dược: Claminat® 625mgTác dụng của thuốc Claminat® 625mgTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Izac®

(20)
Tên gốc: neomycin sulfate, bacitracin, amylocaine hydrochlorideTên biệt dược: Izac® – dạng viên ngậmPhân nhóm: thuốc kháng khuẩn vùng hầu họng.Tác dụngTác dụng ... [xem thêm]

Nitrazepam

(14)
Tên gốc: nitrazepamTên biệt dược: Nitravet®, Dormin®, Nitrazepam®, Mogadon®, Mozepam®Phân nhóm: thuốc ngủ & thuốc an thầnTác dụngTác dụng của thuốc nitrazepam là ... [xem thêm]

Thuốc fluorescein

(11)
Tên gốc: fluoresceinTên biệt dược: Fluorescite®, Ak-Fluor®Phân nhóm: các sản phẩm trị liệu khác, các thuốc nhãn khoa khácTác dụngTác dụng của thuốc fluorescein ... [xem thêm]

Dầu cù là Tiger Balm®

(10)
Tìm hiểu chungTác dụng của dầu cù là Tiger Balm® là gì?Dầu cù là Tiger Balm® có thành phần là tinh dầu camphor và menthol. Bạn có thể sử dụng thuốc này để ... [xem thêm]

Thuốc vinorelbine tartrate

(22)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc vinorelbine tartrate là gì?Vinorelbine tartrate là thuốc chống ung thư ngăn sự tăng trưởng của tế bào ung thư và làm chậm sự lây ... [xem thêm]

Sucrets® Sore Throat, Cough & Dry Mouth

(81)
Tên gốc: dyclonine, menthol, pectinPhân nhóm: Thuốc ho và cảmTên biệt dược: Sucrets® Sore Throat, Cough & Dry MouthTác dụngTác dụng của thuốc Sucrets® Sore Throat, Cough & ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN