3 giai đoạn phát triển của bé trai mà cha mẹ nên biết

(3.6) - 74 đánh giá

Ở mỗi giai đoạn phát triển, bé trai sẽ có những nét tính cách riêng và tiếp nhận mọi thứ xung quanh theo nhiều cách khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của bé trai là điều cần thiết mà cha mẹ nên làm.

Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là việc đơn giản đối với các bậc làm cha làm mẹ. Công việc này không chỉ đơn giản là quan tâm con ăn gì, mặc gì mà còn hơn thế nữa. Các bé trai và bé gái sẽ có giai đoạn phát triển về ngoại hình và tính cách khác nhau. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, bé trai cần được chú ý nhiều hơn bởi tâm lý các bé vốn dĩ không đơn giản như bạn nghĩ. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về 3 giai đoạn phát triển của bé trai từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành để có cách tác động tốt nhất đến sự phát triển của bé.

Giai đoạn 1: sơ sinh đến 6 tuổi

Dù là bé trai hay gái, các bé sơ sinh đều thích giành sự chú ý về mình. Các bé thích được cha mẹ bồng bế, chơi đùa và trò chuyện.

Lớn dần lên, bé trai sẽ thích khám phá thế giới xung quanh chúng thông qua nhiều cách khác nhau. Đây cũng là giai đoạn các bậc phụ huynh thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của con. Trong giai đoạn phát triển của bé trai từ sơ sinh đến 6 tuổi, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu một người mẹ bị trầm cảm, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ, bởi vì tình yêu đối với cuộc sống truyền từ mẹ sang con.
  • Con trai cần sự tham gia, chăm sóc của cả cha và mẹ. Tuy nhiên, các bà mẹ thường “kiêm” luôn vai trò của người cha, làm đứa trẻ cảm thấy tự tin và yêu thương.
  • Người cha đóng vai trò như một người quyền lực nhất đối với con trai, là người mà trẻ luôn muốn được trở thành và là người trẻ sẽ học được những điều tốt và xấu.
  • Tình yêu của người mẹ là vô điều kiện nhưng với người cha thì khác. Người mẹ luôn yêu thương con mình dù chúng có làm sai, nhưng tình yêu của người cha với con trai thể hiện rõ nhất khi đứa trẻ biết làm những điều tốt đẹp, biết cách hành xử đúng đắn.
  • Bắt đầu từ 2 tuổi, mẹ nên thiết lập ranh giới trong mối quan hệ với con trai để tránh trường hợp bé quá phụ thuộc vào mẹ.

Giai đoạn 2: từ 6 đến 13 tuổi

Đây là giai đoạn bé trai đã hiểu biết hơn và nhận thức rõ về giới tính của mình. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng và hiệu quả:

  • Đừng kìm hãm sự nam tính của con phát triển. Không nên quá cố gắng bảo vệ con khỏi những gì bạn cho là nguy hiểm mà quên đi rằng con là một cậu bé và con cần phải tiếp xúc với những thứ mạnh mẽ hay nam tính.
  • Hãy coi trọng sở thích của trẻ, khuyến khích tính độc lập và cảm giác phiêu lưu. Nếu trẻ muốn chơi súng hoặc một trò chơi mang tính bạo lực, hãy để trẻ trải nghiệm.
  • Tôn trọng cá tính riêng của con. Có nhiều cách khác nhau để trẻ thể hiện sự nam tính của mình.
  • Khuyến khích con có nhiều sở thích đa dạng. Nhiều cha mẹ thường ép con theo sở thích của mình trong khi trẻ không thích điều đó. Hãy hạn chế mắc phải sai lầm này và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác nhau để làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ.
  • Dạy con ứng phó với những lời chỉ trích, chê bai để trẻ có thể tự kiềm chế bản thân mình khi gặp tình huống đó.

Giai đoạn 3: từ 14 tuổi trở lên

Lúc này, giai đoạn phát triển của bé trai là giai đoạn dậy thì. Có thể nói, đây cũng là thời điểm nuôi dạy con khó khăn nhất bởi trẻ đang ở độ tuổi phát triển cả về tâm lý và sinh lý.

  • Ở giai đoạn phát triển của bé trai này, bạn cần dạy trẻ chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Điều này không phải trẻ có thể tự biết được mà bạn cần phải giúp trẻ hiểu. Để làm được điều này, bạn cần giúp trẻ hiểu quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm luôn đi cùng nhau. Đồng thời, bạn hãy tạo cho trẻ cơ hội được phát triển cá tính của riêng mình một cách hợp lý.
  • Cha mẹ cần thiết lập các quy tắc và kỷ luật nhất định. Những nguyên tắc này phải đủ nghiêm khắc để con biết rằng việc gì con nên làm và nếu không làm con sẽ nhận hình phạt gì.
  • Quan trọng nhất, cha mẹ phải làm gương cho con. Trẻ luôn xem cha mẹ là hình mẫu lý tưởng nhất để học theo. Vì vậy, bạn hãy trở thành một tấm gương tốt cho con nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rau tần dày lá (húng chanh): 10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

(51)
Cây rau tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus. Tên thường gọi của cây này là húng chanh, dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn. Đây là ... [xem thêm]

Có nên cho con ăn dặm bằng ăn trái cây rau quả?

(79)
Bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách cho bé ăn trái cây hoặc rau quả. Cho tới khi bé được sáu tuổi, mục tiêu chính lúc này là để bé ăn càng ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây đau bắp tay?

(11)
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bắp tay, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Đối với đau bắp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà, nhưng hãy đến ... [xem thêm]

Bài tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu

(80)
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.Đến lớp ... [xem thêm]

Bỏng ngô: Món vặt lành mạnh nếu bạn ăn đúng cách

(30)
Bạn thường e ngại bỏng ngô ở các rạp chiếu phim hay bán ngoài đường không tốt cho sức khỏe? Thật ra, nếu bạn có thể tự làm bỏng ngô tại nhà và giảm ... [xem thêm]

Ăn khoai tây không phải lúc nào cũng tốt

(88)
Khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, có tác dụng giúp bạn giữ dáng và làm đẹp da. Thế nhưng, liệu thói quen ăn khoai tây mỗi ngày ... [xem thêm]

6 biến chứng của bệnh sởi bạn không nên xem thường

(81)
Khi nghe đến bệnh sởi, nhiều người thường nghĩ các triệu chứng bệnh cũng tương tự như cúm và phát ban. Tuy nhiên, sởi có thể tiến triển rất nhanh dẫn ... [xem thêm]

Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(20)
Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN