Chế độ dinh dưỡng cho người trẻ tuổi mắc bệnh thận

(4.13) - 97 đánh giá

Số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh thận hiện ngày càng gia tăng. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ bạn đối phó với bệnh tốt hơn.

Đối với người trẻ tuổi mắc bệnh thận mạn, có 2 phương pháp lọc máu cơ bản là chạy thận nhân tạo (lọc máu bên ngoài) và thẩm phân phúc mạc (lọc máu bên trong). Khi tiến hành quá trình lọc máu, bạn sẽ phải thích nghi với nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, nhất là chế độ ăn uống.

Tầm quan trọng của một chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị bệnh thận

Đối với người mắc bệnh suy thận mạn, thận không thể lọc bỏ độc tố trong máu và tăng đào thải một số chất dinh dưỡng, vì vậy bạn cần phải bổ sung lượng protein, calo, vitamin và khoáng chất một cách chính xác và phù hợp để quá trình lọc máu diễn ra suôn sẻ. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lên kế hoạch bữa ăn sao cho đảm bảo được sự cân bằng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng dành cho người trẻ tuổi mắc bệnh thận.

Protein

Cơ thể cần protein để phát triển cơ, mô và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác.

Sau khi cơ thể sử dụng các protein từ thực phẩm hằng ngày, chất thải là urê sẽ được sản sinh. Nếu thận không thể lọc hết lượng urê này, chúng sẽ tăng cao trong máu. Lọc máu và chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ urê ở mức cho phép.

Cùng với việc loại bỏ urê, cơ thể bạn sẽ mất đi những protein cần được giữ lại trong máu. Bạn nên ăn bổ sung lượng protein để thay thế những gì đã mất. Các loại protein hấp thụ vào cơ thể cũng rất quan trọng. Bạn nên ăn các loại protein có chất lượng cao trong mỗi bữa ăn. Đây là các loại protein có nguồn gốc động vật như trứng, cá, thịt gà và thịt. Các loại protein có chất lượng thấp cần phải được hạn chế trong chế độ ăn uống của bạn. Nó có nguồn gốc từ thực vật như rau và ngũ cốc.

Năng lượng

Calo cung cấp năng lượng cho cơ thể. Calo có nhiều trong những thực phẩm bạn ăn hằng ngày. Một nguồn cung cấp năng lượng khác nữa là đường. Tuy nhiên, đường trong dung dịch thẩm tách có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình lọc máu, bởi vì:

  • Chúng kéo thêm một lượng nước nữa ra khỏi cơ thể bạn
  • Đường được hấp thụ vào cơ thể
  • Gây tăng cân ngoài ý muốn.

Kali

Kali là khoáng chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như trái cây sấy khô, đậu khô và đậu Hà Lan, đậu, thịt, sữa, trái cây… Lượng kali trong cơ thể dù ở mức cao hay mức thấp đều gây nguy hiểm cho tim, do đó bác sĩ sẽ phải theo dõi hàm lượng kali rất chặt chẽ.

Chất lỏng và natri (Muối)

Natri là một khoáng chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp của bạn, trong đó, muối ăn và các loại thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn (thịt nguội) chứa một lượng lớn natri.

Với chế độ lọc máu liên tục, bạn có thể thực hiện chế độ ăn uống bình thường. Việc theo dõi natri cẩn thận có thể giúp kiểm soát cơn khát và mức độ tăng cân của bạn. Nó cũng làm giảm việc sử dụng các giải pháp dùng hàm lượng đường cao. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp thẩm tách phù hợp với bạn để kiểm soát huyết áp và mức độ chất lỏng trong cơ thể.

Phốt-pho

Phốt-pho là một khoáng vi lượng có trong tất cả các loại thực phẩm. Nó được tìm thấy với số lượng lớn trong sữa, phô mai, các loại hạt, đậu khô và đậu Hà Lan.

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu phốt-pho sẽ làm gia tăng hàm lượng phốt-pho trong máu của bạn, khiến mật độ canxi trong xương suy giảm, từ đó xương yếu và dễ bị gãy. Để kiểm soát phốt-pho trong máu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc. Chuyên gia dinh dưỡng về thận cũng có thể hướng dẫn chọn lựa những loại thực phẩm giàu protein chứa ít phốt-pho.

Vitamin và khoáng chất

Lọc máu sẽ khiến một số vitamin tan trong nước ra khỏi cơ thể. Nếu bạn không hấp thu đủ tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết từ các loại thực phẩm, bạn cần phải uống bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Điều quan trọng là bạn chỉ nên dùng các sản phẩm uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ bởi vì một số loại vitamin và khoáng chất không phù hợp có khả năng gây hại cho người chạy thận đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn tuyến vú

(60)
Tìm hiểu chungBệnh lý rối loạn tuyến vú là gì?Các rối loạn tuyến vú thường bao gồm bệnh lý không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính, có thể lây ... [xem thêm]

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Những tư thế sex tuyệt vời cho từng kích cỡ dương vật

(52)
Cho dù “cậu nhỏ” lớn hay chỉ ở mức trung bình thì bốn tư thế sex dưới đây đều phù hợp với bốn kích cỡ dương vật khác nhau, giúp bạn và cả bạn ... [xem thêm]

Âm đạo phụ nữ: khi nào bình thường, khi nào bất thường?

(95)
Thực tế thì âm đạo của mỗi người là khác nhau. Có thể âm đạo của người khác không giống với bạn nhưng điều đó không có nghĩa là họ bất thường ... [xem thêm]

Các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ sơ sinh

(29)
Bạn biết gì về giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh? Đây là thời kỳ bé sẽ có những chuyển biến rõ rệt nhất từ thế ... [xem thêm]

Nguyên nhân người trẻ tuổi mắc bệnh cao huyết áp vô căn

(68)
Cao huyết áp vô căn là tình trạng tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân. Bệnh thường phát sinh ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, không ít ... [xem thêm]

6 gợi ý thời trang cho mẹ bầu mặc ấm trong mùa lạnh

(89)
Trong giai đoạn mang thai, ngoài việc chọn thực phẩm nào tốt, khám thai đầy đủ, thời trang cho mẹ bầu cũng được nhiều người quan tâm. Muốn mặc đẹp, ... [xem thêm]

Nhiễm Trichomonas

(89)
Định nghĩaNhiễm Trichomonas là bệnh gì?Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN