Hãy khuyến khích con uống đủ nước mỗi ngày

(4.12) - 25 đánh giá

Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Uống nhiều nước giúp các cơ và não hoạt động hiệu quả. Vì vậy, hãy nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ngày.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng không cần quan tâm đến lượng nước trẻ uống vì mỗi ngày trẻ đều uống nhiều sữa và những loại đồ uống khác. Thế nhưng, thực tế, dù sữa, nước trái cây và các loại nước ngọt khác bổ sung nước cho cơ thể nhưng bé vẫn có thể không uống đủ nước.

Trẻ nhỏ nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn mà bạn nên tập cho bé thói quen uống nước. Ở giai đoạn này, trẻ nên uống khoảng 5,5 ly nước mỗi ngày. Lượng nước này đã bao gồm nước từ sữa, nước trái cây và một số loại đồ uống khác.

Tuy nhiên, mỗi ngày, bạn chỉ nên cho trẻ uống khoảng 120 – 200ml sữa và nước trái cây. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây nguyên chất chứ không phải là nước ngọt có gas. Bên cạnh đó, thay vì cho bé uống những loại sữa có hương thơm, bạn nên cho bé uống các loại sữa có ít chất béo và đường.

Sữa là một lựa chọn tốt để bổ sung nước cho trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ uống khoảng 500 – 700ml sữa mỗi ngày.

Lượng nước mà trẻ uống mỗi ngày cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và các hoạt động thể chất của trẻ. Ví dụ, thời tiết nóng, cơ thể trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước bởi tuyến mồ hôi của trẻ vẫn chưa phát triển như người lớn. Do đó, cơ thể trẻ cần thời gian để làm mát. Vì vậy, trẻ nhỏ cần uống nhiều nước để tránh kiệt sức và mất nước.

Khi trời quá lạnh, thời tiết hanh khô, trẻ có thể đổ mồ hôi và mất nước. Cho trẻ uống 100ml nước mỗi 15 phút hoặc bất cứ khi nào trẻ khát.

Nếu trẻ bị cảm lạnh, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để giữ ẩm cho cơ thể và tránh tình trạng nhiễm trùng. Tiêu chảy và nôn mửa cũng gây mất nước. Hãy cho trẻ uống nhiều nước nếu trẻ cảm thấy không khỏe.

Những loại thức uống tốt cho trẻ nhỏ

Nước lọc không phải là lựa chọn duy nhất. Thông thường, với những trẻ thích uống nước trái cây hoặc nước ngọt, khi lớn trẻ sẽ không có thói quen uống nước nhiều.

Để bổ sung nước, bạn có thể cho trẻ ăn thêm một số loại trái cây và rau củ như dưa lưới, dưa hấu, dâu tây chứa 90 – 99% là nước. Các loại rau như rau diếp, cải bắp và cải bó xôi cũng có lượng nước tương tự. Hàm lượng nước trong bánh quy và bánh ngọt dao động từ 20 – 29%.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chất xơ vốn không tồn tại trong nước ép nên uống nhiều nước ép mà không ăn trái cây sẽ dễ dẫn đến thiếu chất xơ, gây bệnh táo bón.
Nếu trẻ không thích uống sữa, bạn có thể cho trẻ uống sữa chua. Tránh cho trẻ uống nước ngọt có gas và những thức uống có đường khác vì dễ khiến trẻ bị béo phì và sâu răng.

Khuyến khích trẻ uống nước

Để khuyến khích trẻ uống nước, bạn hãy “vừa nói vừa làm”. Trẻ nhỏ sẽ dễ làm theo những gì bạn nói khi được dẫn dắt bằng những ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên khuyến khích trẻ uống nước lọc chứ không phải là các loại thức uống có đường hoặc nước ngọt có gas nhé.

1. Hãy biến nước thành một yếu tố “vui nhộn”

Bạn hãy đựng nước bằng những chiếc ly hoặc bình có hình ảnh các nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường thích chơi nấu ăn. Do đó, bạn có thể cho trẻ sử dụng một ít nước để chơi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các loại đồ chơi của trẻ nhé.

2. Để sẵn nước

Hãy để sẵn nước ở mọi nơi trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ và phòng khách. Trẻ nhỏ thường mải chơi mà không chú ý đến việc uống nước. Bạn hãy để sẵn một chai nước ở gần trẻ để khi khát trẻ có thể lấy uống ngay mà không cần phải di chuyển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu hoặc dâu tây. Súp cũng là một ý tưởng tuyệt vời để bổ sung nước cho trẻ.

Những điều nên và không nên khi cho trẻ uống nước

Cốc mỏ vịt là loại cốc giúp trẻ tập uống bằng ly trong quá trình cai bình sữa. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé dùng loại cốc này thường xuyên sẽ dễ gây ra các bệnh nha khoa. Do đó, tránh cho trẻ uống nước trái cây và nước ngọt có gas trong loại cốc này, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bạn chỉ nên cho bé uống trong những cái ly bình thường.

Không cho trẻ uống trà, cà phê và thức uống có chứa caffeine. Những thức uống này có thể đem đến cho trẻ sự tỉnh táo nhất thời nhưng sau đó sẽ làm cho trẻ buồn ngủ và trở nên uể oải. Ngoài ra, nước ngọt có gas và những loại nước giải khát có đường khác cũng không thích hợp với trẻ nhỏ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dị dạng động tĩnh mạch não, nguyên nhân của đột quỵ

(99)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

10 tuyệt chiêu làm tình khiến chồng càng “yêu” càng nghiện

(90)
Chuyện ấy thăng hoa là yếu tố quan trọng giúp cho anh ấy ngày càng say đắm bạn hơn. Do đó, bạn hãy áp dụng ngay các tuyệt chiêu khi làm tình với chồng để ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội

(96)
Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội được thành lập vào năm 1956 có tiền thân là Bệnh xá ngành Bưu Điện. Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Bưu ... [xem thêm]

Tạm biệt nỗi lo bỏng nắng ngày hè chỉ với 2 bí quyết!

(44)
Với cái nắng gay gắt của trưa hè, nhiều bạn nữ không thể tự tin diện cho mình những trang phục yêu thích vì e ngại nắng sẽ làm đen da. Hầu hết các bạn ... [xem thêm]

Vì sao phụ nữ mắc ung thư phổi ngày càng nhiều hơn?

(85)
Ung thư phổi được xem là một trong những căn bệnh “chết chóc” nhất mọi thời đại. Mỗi năm, ung thư phổi giết chết hàng trăm ngàn người và con số này ... [xem thêm]

Đối mặt với hội chứng khóa trong sau cơn đột quỵ

(22)
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ nhưng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

Căng thẳng thần kinh

(36)
Tìm hiểu chungCăng thẳng thần kinh là tình trạng gì?Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần ... [xem thêm]

Sả có tác dụng ngăn ngừa ung thư không phải ai cũng biết

(10)
Cây sả, hay còn gọi là cỏ chanh, là một loại thực vật mà mọi người lấy lá và chiết tinh dầu để làm thuốc. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết sả có tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN