Chế biến nhanh 8 món với cải bó xôi cho bé ăn dặm

(3.85) - 32 đánh giá

Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng vì có chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì thế, hãy chế biến cải bó xôi cho bé ăn dặm.

Bạn hoàn toàn có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau cho bé ăn dặm với nguyên liệu là cải bó xôi. Đây là một sự lựa chọn lý tưởng vì không những cải bó xôi mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mà còn dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Để hiểu rõ hơn, mời bạn hãy tham khảo bài viết này của Chúng tôi!

Cải bó xôi cho bé ăn dặm và những lợi ích tuyệt vời

Rau bó xôi (rau chân vịt, rau bina) cho bé ăn dặm có những lợi ích sau:

1. Giúp xương chắc khỏe: Cải bó xôi chứa nhiều khoáng chất như canxi, magiê và phốt pho, có vai trò quan trọng làm xương rắn chắc và khỏe mạnh.

2. Tốt cho cơ: 100g rau bó xôi có chứa gần 3g protein, axít amin, là một sự kết hợp tuyệt vời với các loại thực phẩm giàu protein như thịt và đậu.

3. Hệ tuần hoàn khỏe mạnh: Sắt và kali có trong cải bó xôi đóng vai trò quan trọng trong việc giữ máu và hệ tuần hoàn hoạt động tốt.

4. Tốt cho hệ miễn dịch: Cải bó xôi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất đảm bảo hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh.

5. Giúp cung cấp đủ nước: Cải bó xôi có trên 90% nước, giúp cơ thể bé đủ nước.

Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời

Cải bó xôi là nguyên liệu tuyệt vời cho các món ăn dặm của bé. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong 100g rau bó xôi.

DINH DƯỠNG
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TRÊN 100G
Năng lượng23 kcal
Carbohydrate3,6g
Đường0,4g
Chất xơ2,2g
Chất đạm2,9g
Chất béo0,4g
Canxi99mg
Sắt2,71mg
Magiê79mg
Phốt pho49mg
Kali558mg
Natri79mg
Mangan0,897mg
Đồng0,130mg
Kẽm0,53mg
Selen1µg
Vitamin C28mg
Vitamin B10,078mg
Vitamin A469µg
Vitamin E2mg
Vitamin K483µg

Cách chọn và bảo quản rau bó xôi?

1. Lựa chọn cải bó xôi cho bé ăn dặm

  • Rau bó xôi có thể trồng quanh năm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng rau tươi hơn là rau đông lạnh vì rau đông lạnh có nhiều chất nitrate có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, khi bảo quản, người ta có sử dụng khí nitơ để chống lại vi khuẩn nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
  • Rau bó xôi tươi có màu xanh, lá, thân cây mềm. Không chọn mua rau có lá ngả vàng, giập nát hoặc bị sâu bệnh ăn.
  • Bạn có thể gấp nhẹ nhàng lá rau để biết xem lượng nước trong lá nhiều hay ít.
  • Rau bó xôi dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, bạn nên chọn mua rau hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng.

2. Cách bảo quản

  • Cắt rễ, loại bỏ lá già
  • Rửa rau bằng nước sạch, để ráo
  • Trải cải bó xôi lên khăn hoặc giấy để thấm hết nước nhằm tránh rau bị úng
  • Cho vào hộp nhựa hoặc túi đựng và đặt một số khăn giấy xung quanh hộp đựng giúp thấm nước và tránh giập nát. Bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng hai ngày.

Gợi ý 8 công thức tuyệt vời từ cải bó xôi cho bé ăn dặm

Ngoài món cháo cải bó xôi quen thuộc, mẹ có thể vào bếp để làm ngay những món ăn dặm từ nguyên liệu tuyệt vời này cho bé bằng những gợi ý sau đây:

1. Súp cải bó xôi

Súp cải bó xôi cho bé ăn dặm tuy là công thức đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất từ rau.

Chuẩn bị

  • 2 chén cải bó xôi tươi cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Đổ nước vào nồi, cho rau vào, đun sôi khoảng vài phút cho đến khi lá rau mềm.
  • Cho rau vào máy xay sinh tố. Thêm một ít nước, xay nhuyễn. Đổ món súp ra bát và cho bé dùng.

2. Súp cải bó xôi và cà rốt

Nhiều mẹ thắc mắc không biết cải bó xôi nấu với thực phẩm gì cho bé ăn dặm. Trả lời bạn đấy chính là cà rốt vì cả hai đều rất giàu vitamin A, hứa hẹn sẽ là món ăn tuyệt vời cho con.

Chuẩn bị

  • 2 chén nhỏ cà rốt đã cắt nhỏ
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc riêng cải bó xôi và cà rốt để tránh axít oxalic lắng đọng trên cà rốt.
  • Để rau vào một cái rây và rửa chúng dưới vòi nước.
  • Cho rau củ vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước và xay nhuyễn đến khi có độ đặc mong muốn.

Mời bạn xem thêm bài Cho con ăn nhiều cà rốt liệu có tốt không?

3. Cải bó xôi và chuối nghiền

Bên cạnh lợi ích tốt cho sức khỏe, chuối rất tuyệt vời khi kết hợp với cải bó xôi cho bé ăn dặm bởi nó làm giảm vị nhẫn đắng của lá, tạo hương vị thơm ngon khơi dậy vị giác của trẻ.

Chuẩn bị

  • 2 chén nhỏ chuối cắt nhỏ
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi cắt nhỏ
  • 3 – 4 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Cải bó xôi chế biến như trên
  • Nghiền chuối cho đến khi thành hỗn hợp sệt, mịn
  • Dùng nĩa trộn chuối vừa nghiền và cải bó xôi xay nhuyễn.

4. Súp cải bó xôi thịt cho bé ăn dặm

Chuẩn bị

  • 1 – 2 chén nhỏ thịt rút xương
  • 2 chén nhỏ rau bó xôi tươi đã cắt
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc thịt và rau riêng cho đến khi cả hai đều mềm. Rửa rau dưới nước lạnh và cho chúng vào máy xay với thịt đã luộc.
  • Thêm một ít nước, xay thịt và rau cho đến khi sánh mịn. Trong quá trình xay, thêm nước nếu cần.

5. Súp thịt gà cải bó xôi

Nếu bé yêu đã chán ngấy món cháo cải bó xôi hay những súp rau đơn điệu, mẹ có thể đổi vị bằng cách thêm vào thịt gà. Đảm bảo bé sẽ mê mẩn và ăn ngon miệng hơn.

Chuẩn bị

  • 2 chén thịt gà cắt nhỏ
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 6 – 7 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc thịt gà và rau. Dùng rây, vợt vớt gà ra và cho vào máy xay.
  • Chế biến cải bó xôi như trên
  • Đổ súp cải bó xôi vào máy xay nhuyễn với thịt gà.

6. Cải bó xôi và đậu Hà Lan nghiền cho bé ăn dặm

Chuẩn bị

  • 2 chén nhỏ đậu Hà Lan
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc đậu Hà Lan và rau. Sau đó, đổ ra rây và xả dưới vòi nước.
  • Cho rau bó xôi và đậu đã luộc vào máy xay sinh tố với ít nước xay nhuyễn.

7. Cải bó xôi và khoai tây nghiền

Nếu đang phân vân không biết liệu nên nấu cải bó xôi với thực phẩm gì cho bé ăn dặm, thì gợi ý mẹ có thể sử dụng khoai lang hoặc khoai tây vì cả hai đều chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho trẻ.

Chuẩn bị

  • 2 chén khoai lang trắng cắt nhỏ
  • 2 chén cải bó xôi cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc riêng bó xôi và khoai tây cho đến khi mềm và cho vào máy xay.
  • Thêm một ít nước vào, xay nhuyễn hỗn hợp đến độ sệt mong muốn.

8. Cơm cải bó xôi

Giống như chuối, cơm có thể làm dịu hương vị của các món từ cải bó xôi cho bé ăn dặm.

Chuẩn bị

  • 2 chén gạo
  • 2 chén rau bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Nấu cơm theo cách thông thường. Thêm một ít nước trong suốt quá trình nấu để làm cho cơm mềm hơn.
  • Chế biến cải bó xôi như trên.
  • Đổ cơm cùng rau vào máy xay nhuyễn.

Bé có thể bị dị ứng với rau bó xôi?

Mẹ dùng cải bó xôi cho bé ăn dặm nên chú ý là loại rau này hoàn toàn có khả năng gây dị ứng. Axít oxalic trong lá rau có thể được loại bỏ khi đun sôi, nhưng nitrate vẫn còn. Sự không dung nạp nitrate có thể dẫn đến rối loạn máu gọi là methemoglobin, máu không thể vận chuyển oxy tới các mô. Bạn có thể cho bé ăn thử một phần nhỏ để xem phản ứng của con. Nếu thấy bé có bất kỳ phản ứng gì thì ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Các triệu chứng dị ứng rau bó xôi là:

  • Phát ban: Da đỏ hình thành theo cụm và khá ngứa.
  • Đau bụng: Bé cũng có thể bị tiêu chảy và nôn mửa.
  • Sưng mặt: Sưng tập trung quanh mũi và mắt. Mí mắt sưng lên rất to đến nỗi bé không thể mở mắt, việc nuốt gặp nhiều khó khăn.
  • Hơi thở ngắn: Bé thở hổn hển và cảm thấy ngứa vì bị sưng xung quanh khí quản.
  • Ngón tay có màu xanh (đặc biệt là methemoglobin): Ngón tay sẽ có màu xanh, nhất là ở đầu ngón tay, toàn thân tái xanh.
  • Suy yếu: Trẻ sơ sinh sẽ buồn ngủ và có vẻ như không quan tâm đến bất kỳ hoạt động nào.
  • Nếu bạn có nghi ngờ về trẻ bị dị ứng hoặc chứng methemoglobin huyết, hãy đưa bé đến bác sĩ để được chăm sóc y tế ngay lập tức.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Áp dụng ngay 10 mẹo phục hồi da bị cháy nắng!

    (44)
    Chúng ta thường nói nhiều về cách chống nắng hiệu quả nhưng sau một thời gian hoạt động lâu dưới ánh nắng bạn phát hiện da mình đã lỡ cháy nắng. Vậy ... [xem thêm]

    5 thời điểm bạn không nên uống nước

    (13)
    Ai trong chúng ta cũng biết nước đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe. Nước luôn cung cấp năng lượng trong mọi hoạt động hằng ngày, cấp ... [xem thêm]

    Bí quyết sớm có thai: Tránh và Nên ăn gì?

    (70)
    Để tăng cường khả năng mang thai, ngoài các yếu tố như chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng, xác định ngày rụng trứng, v.v… thì một chế độ dinh ... [xem thêm]

    17 tháng

    (45)
    Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

    Rối loạn hoảng sợ

    (70)
    Tìm hiểu chungRối loạn hoảng sợ là bệnh gì?Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý, là cảm ... [xem thêm]

    Tác dụng của bí đao với sức khỏe và cách nấu trà bí đao

    (36)
    Tác dụng của bí đao khá phong phú như cải thiện thị lực, tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, trà bí đao còn là thức uống giải nhiệt thanh mát ngày hè. Bí đao ... [xem thêm]

    Bà bầu ăn lê có tốt không ? 13 lợi ích từ quả lê cho thai kỳ

    (88)
    Bà bầu ăn lê có tốt không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như số lượng quả lê cho mỗi lần thưởng thức. Quả lê là loại trái cây ... [xem thêm]

    7 thời điểm bạn nên nói “Không” với tình dục

    (28)
    Tình dục là hoạt động tạo cho con người những cảm giác hứng thú tột đỉnh. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng ta cần tránh quan hệ để đảm bảo cho ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN