Áp dụng ngay 10 mẹo phục hồi da bị cháy nắng!

(4.38) - 44 đánh giá

Chúng ta thường nói nhiều về cách chống nắng hiệu quả nhưng sau một thời gian hoạt động lâu dưới ánh nắng bạn phát hiện da mình đã lỡ cháy nắng. Vậy phải phục hồi da bị cháy nắng như thế nào?

Đừng xem thường cháy nắng chỉ là một vấn đề nhất thời. Nó có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng, bỏng rát và khiến da bị bong ra. Cháy nắng còn có thể gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da của bạn, chẳng hạn như nếp nhăn và ung thư da. Nguyên nhân là bởi cháy nắng có thể tác động trực tiếp tới DNA của da. Vì vậy, nếu bạn đã lỡ bị cháy nắng, hãy nhanh chóng áp dụng những mẹo sau để phục hồi da nhé!

Lập tức đi vào chỗ râm

Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một việc hết sức quan trọng và bị một số người lơ là. Ngay trước khi vết cháy nắng của bạn nghiêm trọng thêm và dịu bớt đi, hãy tránh xa ánh nắng mặt trời.

Xem xét ảnh hưởng của cháy nắng

Hầu hết các vết cháy nắng không nghiêm trọng tới mức bạn cần phải đi cấp cứu hay gì cả. Dù cho có các vết rộp đỏ nổi lên, bạn hoàn toàn có thể trị cháy nắng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu các nốt rộp chiếm hơn 20% toàn cơ thể, bạn bị nhức đầu, sốt hay nhức toàn thân, hãy nhanh chóng đi đến bệnh viện ngay lập tức.

Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn để trị cháy nắng. Nếu vết cháy nắng không quá nghiêm trọng, bạn có thể uống ibuprofen nhằm chống viêm nhiễm và làm dịu cơn đau. Nếu bạn bị nhức đầu và ớn lạnh nhẹ, hãy uống acetaminophen.

Tắm nước mát để phục hồi da bị cháy nắng

Việc hạ hỏa cho làn da cũng hết sức quan trọng, nhưng bạn không nên tắm vòi sen bởi việc liên tục xả nước lên làn da đang bỏng rất của bạn có thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất bạn chuẩn bị một bồn nước lạnh và không dùng xà phòng vì nó có thể làm da bạn thêm khô. Hãy dùng bột baking soda để có thể hạ nhiệt và cung cấp độ ẩm cho da.

Sử dụng lô hội

Nếu bạn không thể tắm ngay, hãy hạ nhiệt bằng cách dùng một vật có nhiệt độ lạnh, hoặc tốt hơn cả là một miếng lô hội để làm dịu chỗ cháy nắng. Lô hội có chứa các chất làm mát và kháng viêm rất hiệu quả. Bạn có thể vắt nước lô hội lên da, hoặc đơn giản là đắp cả miếng lô hội lên da để phục hồi da bị cháy nắng.

Tránh xa Benzocaine và Lidocaine

Những ngày còn nhỏ khi bị cháy nắng, mẹ của bạn có thể mua chai xịt có chứa lidocaine và xịt lên những chỗ bị bỏng rát cho bạn. Bình xịt này có thể gây rát ngay khi xịt, sau đó làm tê đi vùng da ấy sau khi đã dịu đi. Nghe có vẻ hiệu quả, nhưng các chuyên gia lại cảnh cáo việc sử dụng phương pháp này có thể gây ngứa ngáy hoặc thâm chí dị ứng cho người sử dụng.

Sử dụng thật nhiều sữa dưỡng thể

Sau khi đã tắm và hạ nhiệt, bạn hãy thoa sữa dưỡng thể lên những chỗ bị cháy nắng. Tuy vậy, nếu có vết thương hở, bạn đừng nên thoa lên những vùng này. Hãy chọn các loại lotion có thể cấp nước và làm ẩm, tốt nhất là khóa ẩm ngay trên da. Hãy tìm mua các sản phẩm có ceramides[1], glycerin hoặc đậu nành. Một số loại lotion có chứa các chất chống lão hóa như vitamin C và E có thể giúp phục hồi da bị cháy nắng nhanh chóng. Bạn cũng có thể bôi các loại kem chứa 1-2% hydrocortisone[2], để làm dịu da trong 1-2 ngày đầu.

Lưu ý: bạn cần tránh sử dụng loại dưỡng thể có thể giữ nhiệt trên da, đó là các sản phẩm có chứa petroleum.

Uống nước − Cách phục hồi da bị cháy nắng hiệu quả

Những vết cháy nắng nghiêm trọng có thể gây nên hiện tượng giãn mạch và khiến da bạn nhanh chóng mất nước, dẫn tới cảm giác mệt mỏi hoặc thậm chí sốc nhiệt. Bạn nên nhanh chóng uống nước lọc, nước dừa hoặc các nước chứa chất điện giải để cấp nước cho cơ thể.

Đừng chạm vào những chỗ rộp da

Việc chạm hay bóc những chỗ rộp có thể gây sẹo vĩnh viễn trên da bạn.

Đừng để mình bị cháy nắng ngay sau đó lần nữa

Hãy lấy việc bạn bị cháy nắng lần này làm bài học kinh nghiệm nhé. Từ bây giờ, hãy chăm chỉ bôi kem chống nắng để làn da có thể chống lại tia UVA và UVB một cách hiệu quả, nhất là trong khoảng thời gian mùa hè khi bạn phải ra ngoài nắng nhiều. Bạn cần chú ý xem loại kem chống nắng của mình là kem vật lí hay kem hóa học để có thể canh thời gian bôi kem thật hiệu quả.

Hãy học cách thoa kem chống nắng đúng cách và cách chọn kem chống nắng nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cách vắt sữa bằng tay độc đáo và 7 lợi ích liên quan

(72)
Vắt sữa bằng tay đúng cách giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với máy vắt sữa. Mẹ hãy tham khảo những cách vắt sữa dưới đây, đặc biệt là kỹ ... [xem thêm]

Xuất tinh yếu: Làm sao để lấy lại bản lĩnh?

(13)
Tình trạng xuất tinh yếu tuy thường không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm tình dục và khả năng sinh sản về lâu dài. Nếu cũng gặp tình ... [xem thêm]

6 vitamin nhóm B phổ biến: những điều cần biết

(95)
Vitamin B thường không được nhiều người chú trọng như vitamin A hay C. Tuy nhiên, thực chất nó cực kỳ quan trọng với não của con đấy!Những vitamin nhóm B vốn ... [xem thêm]

Đừng để bản thân mắc viêm gan B vì thiếu hiểu biết

(56)
Nếu không sớm được phát hiện và điều trị, viêm gan B có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Kem làm mờ sẹo gồm những thành phần gì?

(36)
Đôi khi vài vết sẹo xuất hiện trên khuôn mặt bạn sau những đợt mụn trứng cá. Chúng ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình khiến bạn phải tìm đến các loại ... [xem thêm]

10 loại mối quan hệ độc hại trong tình yêu bạn cần thoát khỏi ngay lập tức

(11)
Theo thống kê, có đến hơn 12 triệu người trên thế giới bị bạo hành tinh thần mỗi năm. Điều đáng nói là nạn nhân của tình trạng này phần lớn đến từ ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn hết mệt trong người khi đến ngày đèn đỏ

(29)
Bạn thường cảm thấy mệt trong người đến mức chỉ muốn nằm bẹp dí trên giường mỗi khi đến kỳ đèn đỏ? Hãy thử các bí quyết chăm sóc sức khỏe ... [xem thêm]

Dịch màu nâu khi mang thai: 10 nguyên nhân phổ biến nhất

(53)
Ra dich màu nâu khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng vì sợ đây là dấu hiệu sẩy thai. Thực chất, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra.Xuất hiện dịch âm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN