Chăm sóc cho trẻ bị ban nhiệt

(4.34) - 99 đánh giá

Ban nhiệt là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết quá nóng bức. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Vậy nguyên nhân gây ra ban nhiệt là gì và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

Bệnh ban nhiệt là gì?

Ban nhiệt hay còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ, thường xuất hiện trên da khi cơ thể bé quá nóng. Khi mắc bệnh này, da bé sẽ xuất hiện các mụn nhỏ màu đỏ. Trẻ em có thể bị ban nhiệt ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh.

Khi bị nổi ban nhiệt, các vết ban thường xuất hiện ở nếp gấp da và các bộ phận như ngực, bụng, cổ, háng và mông. Nếu bé thường xuyên đội mũ, ban có thể lan rộng đến da đầu hoặc trán.

Nguyên nhân gây ra ban nhiệt là gì?

Ban nhiệt xuất hiện khi bé đổ mồ hôi quá nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và không thể thoát mồ hôi ra ngoài. Thời tiết nóng, ẩm ướt là thời điểm thích hợp để ban nhiệt xuất hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn thấy ban nhiệt vào mùa đông nếu bé mặc quá nhiều quần áo hoặc đang bị sốt.

Ban nhiệt có nguy hiểm không?

Ban nhiệt không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang quá nóng. Nếu tình trạng này kéo dài, bé có thể gặp các hiện tượng khác như kiệt sức hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, cơ thể quá nóng trong khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.

Ban nhiệt có khiến bé đau đớn?

Ban nhiệt thường không gây cảm giác đau nhưng chúng thường gây ngứa. Tuy nhiên, cũng có một số chỗ phát ban có thể khiến bé đau nhẹ khi chạm vào.

Điều trị ban nhiệt như thế nào?

  • Bạn nên nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo và đưa bé vào phòng máy lạnh hoặc nơi thoáng mát. Lau sạch mồ hôi và dầu trên cơ thể để giảm nhiệt độ trên da bé cũng là một cách hiệu quả.
  • Bạn có thể sử dụng quạt để làm mát da bé thay vì lau bằng khăn. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại kem nào để thoa lên vùng bị rôm sảy trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Để da bé tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Bạn cũng có thể cởi hết quần áo hoặc chỉ mặc cho con một bộ thoáng mát.
  • Bạn cắt tỉa móng tay con để trẻ không làm xước da khi gãi và đeo tất để bé hạn chế gãi khi ngủ.

Ngăn ngừa nổi ban nhiệt

  • Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn để con nằm trong nhà có máy điều hòa hoặc tìm những nơi mát mẻ để ngồi chơi.
  • Giữ cho da bé thoải mái, mát mẻ bằng cách chỉ cho con mặc một bộ quần áo mỏng làm từ vải tự nhiên như bông sẽ giúp thấm hút mồ hôi tốt hơn.
  • Chú ý đến những vùng thường hay bị hầm như cổ, háng, nếp gấp da và các khu vực khác bằng cách rửa những vùng này bằng nước lạnh và cố gắng giữ không bị ẩm.
  • Không sử dụng phấn trẻ em vì chúng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp cũng như làm bít các lỗ chân lông, làm cho da trở nên nóng hơn.
  • Kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên để xem con có đang cảm thấy quá nóng hay không.
  • Nếu trời nóng vào ban đêm, hãy dùng máy điều hòa hoặc quạt. Bố mẹ nên kéo quạt đến gần bé nhưng không nên thổi trực tiếp vào con.

Có nên đưa bé đến bác sĩ khi bị ban nhiệt?

Cách tốt nhất là bạn hãy đưa con đến bác sĩ để đảm bảo tình trạng bệnh là do ban nhiệt gây ra. Ngoài ra, nếu ban không biến mất sau 3–4 ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn đã hiểu thêm về bệnh ban nhiệt. Đây không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng bạn hãy chú ý chăm sóc bé cẩn thận nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn chay

(60)
Tại sao nhiều người lại ăn chay? Đối với đa số người trên thế giới, ăn chay phần lớn là do điều kiện kinh tế khi chi phí cho thịt tốn kém hơn đậu ... [xem thêm]

Phẫu thuật giá âm đạo không căng

(10)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giá âm đạo không căng là gì?Giá âm đạo không căng là phẫu thuật để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tiểu không ... [xem thêm]

Bạn nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần

(45)
Hầu hết các nha sĩ đồng ý rằng bạn nên thay bàn chải mỗi 3 tháng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau 3 tháng sử dụng bình thường, các bàn chải sẽ giảm hiệu ... [xem thêm]

Có nên tiêm ngừa cúm khi trẻ dị ứng trứng gà?

(34)
Dị ứng với trứng gà là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ em. Trên thế giới, trung bình có khoảng 2% trẻ mắc dị ứng nhưng lại có đến 70% trẻ ... [xem thêm]

10 cách để có giấc ngủ ngon bạn nên biết

(52)
Nhiều người trong chúng ta bị chứng mất ngủ ở các giai đoạn khác nhau trong đời. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tâm trí. Điều ... [xem thêm]

Vượt qua thách thức chăm con mắc hội chứng Down

(23)
Việc chăm sóc một đứa trẻ mắc hội chứng Down (bệnh Down) hẳn là một thách thức vô cùng to lớn song bạn cũng có những khoảnh khắc hạnh phúc khi nhìn con ... [xem thêm]

Sống cùng với ung thư vú di căn

(69)
Tìm hiểu chungUng thư di căn là gì?Di căn là sự lây lan của các tế bào ung thư đến các khu vực mới của cơ thể, thường là theo hệ thống bạch huyết hay dòng ... [xem thêm]

9 công dụng sức khỏe tuyệt vời từ quả mơ (P2)

(10)
Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN