Chăm sóc bàn chân với người tiểu đường

(3.6) - 11 đánh giá

Với một bệnh nhân mắc tiểu đường, việc chăm sóc bàn chân rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc và việc khi nào cần sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Tiểu đường làm giảm lượng máu cung cấp đến bàn chân và gây nên sự mất cảm giác, gọi là bệnh dây thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện là sự chậm lành vết thương và sự giảm cảm giác; bàn chân sẽ không cảm nhận được khi chân có tổn thương.

Chuyên gia chăm sóc bàn chân Mike O’ Neill chia sẻ:“Nguy cơ biến chứng có thể được giảm đáng kể nếu kiểm soát tốt đường huyết lượng đường trong máu”, theo lời của chuyên gia bàn chân Mike O’Neill và “Đảm bảo đo lường rằng huyết áp và cholesterol, nếu cần có thể sử dụng thuốc ”.

Những lời khuyên về cách chăm sóc bàn chân với người mắc bệnh khi bị tiểu đường

  • Thăm khám: Đến gặp bác sỹ chuyên khoa về chi dưới ít nhất một lần mỗi năm. Nếu mắc một bệnh mạn tính như tiểu đường thì việc tái khám định kì với chuyên gia bàn chân tiểu đường rất cần thiết. Ngoài ra, hãy liên hệ với bác sĩ đa khoa để trao đổi hoặc tìm một bac sĩ chuyên khoa địa phương.
  • Giữ bàn chân sạch và tránh nhiễm trùng. Mang giày vừa vặn và không siết chặt hay cọ xát. Giày không vừa vặn có thể gây ra những vết chai, lở loét hay những vấn đề về móng chân.
  • Không đi chân trần, đặc biệt trong vườn hay trên biển vào kỳ nghỉ lễ nhằm tránh bị thương và tránh ngồi bắt chéo chân gây cản trở tuần hoàn máu.
  • Cắt móng chân thường xuyên.
  • Điều trị những vết chai sạn hay vùng da dày bởi bác sỹ chuyên khoa chi dưới.
  • Ngừng hút thuốc để bảo vệ bàn chân

    Với người tiểu đường, bạn cần phải cai thuốc lá. Hút thuốc lá làm suy yếu vòng tuần hoàn máu, đặc biệt ở những người mắc tiểu đường, và có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về bàn chân và cẳng chân.

    Chế độ ăn khỏe mạnh, cân bằng và duy trì vận động

    Ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động rất cần thiết cho dân số chung và đặc biệt với bệnh nhân mắc tiểu đường. Nó giúp kiểm soát tốt đường huyết cũng như làm giảm biến chứng bàn chân tiểu đường.

    Khi đến gặp bác sỹ

    Gặp bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa chi dưới nếu vết phồng rộp hay vết thương lâu lành.

    Bạn nên gặp ngay bác sỹ trong trường hợp:

    • Bạn thấy những vết nứt trên da bàn chân hoặc mủ chảy ra từ vết thương.
    • Da trên một phần hay toàn bộ bàn chân thay đổi màu sắc và trở nên đỏ, xanh, nhợt nhạt hay sẫm màu.
    • Bạn thấy những vết phồng rộp hoặc chấn thương ở bàn chân sưng thêm.
    • Xung quanh vết loét hoặc khu vực bị thương trước đây trở nên sưng hoặc đỏ lên.

    Tài liệu tham khảo

    https://www.nhs.uk/live-well/healthy-body/foot-care-diabetics/

    Biên dịch - Hiệu đính

    Lê Đào Anh Khương - Hà Trương Ngọc Trâm - Đinh Thị Na
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Suy thượng thận

    (30)
    Thông tin này giúp bệnh nhân suy thượng thận hiểu bệnh của mình và biết cách chăm sóc bản thân. Nội dung bao gồm giải thích nguyên nhân gây suy thượng thận ... [xem thêm]

    9 câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh

    (56)
    Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy sử dụng thời gian khám bệnh một cách hữu ích nhất. Mỗi lần bạn đến gặp bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi ... [xem thêm]

    Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

    (67)
    Biên dịch:Nguyễn Thị Hồng Nhung Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Khi theo dõi chế độ ăn kiêng dành cho người bị ... [xem thêm]

    Bệnh tiểu đường và làn da

    (65)
    Bạn cần một lý do để kiểm soát tốt mức đường huyết? Bởi vì điều này có thể giúp bạn tránh được những vấn đề về da. Những vấn đề về da liên ... [xem thêm]

    Cường giáp

    (91)
    Tổng quan Cường giáp là gì? Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong ... [xem thêm]

    Suy giáp

    (48)
    Tổng quan Suy giáp là gì? Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại ... [xem thêm]

    Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống

    (88)
    Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống đo khả năng cơ thể sử dụng một loại đường, gọi là glucose, mà cơ thể sử dụng như nguồn năng lượng chính. ... [xem thêm]

    Xét nghiệm đường huyết

    (12)
    Xét nghiệm nồng độ đường trong máu (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) là loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có trong máu. ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN