Cây đại hoàng là thảo dược gì?

(4.24) - 49 đánh giá

Tên gọi khác: Tướng quân, cẩm văn đại hoàng, xuyên đại hoàng, hoàng lương, phu như, phá môn, vô thanh hổ, cẩm trang hoàng

Tên khoa học: Rheum palmatum L., họ Rau răm (Polygonaceae)

Tên tiếng Anh: Rhubarb

Tìm hiểu chung về cây đại hoàng

Cây đại hoàng là thảo dược gì?

Đại hoàng ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao khoảng 1 mét. Hiện nay đại hoàng phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được.

Đại hoàng dùng để làm gì?

Đại hoàng được làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Đại hoàng được sử dụng để chữa các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa và được dùng để rửa ruột trước khi thực hiện xét nghiệm đường tiêu hóa.

Một số người sử dụng đại hoàng để đại tiện dễ dàng hơn, giúp giảm đau do bị trĩ hay do các vết rách, nứt trên niêm mạc trong hậu môn.

Bạn chỉ nên dùng đại hoàng trong khoảng thời gian ngắn. Đại hoàng có thể được sử dụng để giải độc và đôi khi được bôi lên da để điều trị vết loét.

Bộ phận làm thuốc của đại hoàng là gì?

Bộ phận của đại hoàng được làm thuốc là củ rễ. Bạn đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ trong vải bố ướt. Sau 2-3 ngày, nếu bạn thấy ở giữa lõi củ mềm thì lấy xắt hoặc bào thành lát mỏng phơi khô.

Thành phần có trong đại hoàng là gì?

Trong Đại hoàng có các hoạt chất như:

  • Các dẫn chất của anthraquinonoid (tổng lượng chiếm khoảng 3 – 5%), phần lớn ở trạng thái kết hợp gồm có chrysophanol emodin, aloe emodin, rhein và physcion.
  • Các hợp chất có tanin (rheotannoglycosid) chủ yếu có glucogallin, axit rheum tannic, axit gallic, catechin, tetrarin, axit cinnamic, rheosmin.
  • Axit béo, canxi axalate, glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các axit hữu cơ và các chất giống estrogen.

Cơ chế hoạt động của đại hoàng là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác dụng nhuận tràng nhờ vào chất anthranoid, một chất thường được dùng trong thuốc nhuận tràng trên thị trường.

Nghiên cứu cũng cho thấy đại hoàng hoạt động tốt hơn khi sử dụng chung với các thuốc ức chế enzyme angiotensin và captopril. Kết hợp các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình suy thận.

Liều dùng của thảo dược đại hoàng

Liều dùng của đại hoàng là gì?

Trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh

Bạn dùng kết hợp đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g, chỉ thực 6g, hỏa ma nhân 15g. Bạn sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Bạn nên dùng thuốc đến khi hết bị táo bón.

Liều dùng thuốc đại hoàng cho người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp

Bạn dùng đại hoàng (sao vàng) 45g, đào nhân 20g, mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Bạn nghiền các vị thuốc này thành bột mịn, thêm vào mật ong để làm viên hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.

Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù

Bạn dùng đại hoàng (sao cháy), hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Bạn nên uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

Dùng đại hoàng để trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú

Bạn dùng đại hoàng tán thành bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra bạn có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.

Dùng đại hoàng để trị bỏng lửa

Bạn dùng đại hoàng (sao cháy) nghiền thành bột mịn, sau đó thoa vào vết thương hoặc trộn đều với dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.

Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ

Bạn dùng 40g đại hoàng, 1 thăng giấm sắc để uống.

Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng

Bạn dùng tứ vật thang với đại hoàng sắc rượu uống.

Trị chảy máu chân răng, hôi miệng

Bạn dùng đại hoàng (ngâm với nước vo gạo cho mềm) và sinh địa hoàng. Bạn xắt hai vị 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau. Khi dùng, bạn nên kiêng nói chuyện, sau 1 đêm là khỏi. Nếu chưa khỏi bạn hãy làm lại.

Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ

Bạn dùng bột đại hoàng trộn với giấm, bôi vào vết mụn. Khi khô thì bạn thay cái mới, sử dụng thuốc cho đến khi khỏi.

Trị sưng vú

Bạn dùng đại hoàng, phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán thành bột, nấu với rượu ngon thành cao. Khi dùng, bạn bôi thuốc lên miếng vải và dán vào chỗ sưng. Trước khi dán, bạn phải uống 1 muỗng với rượu nóng.

Liều dùng của đại hoàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại hoàng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của đại hoàng là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất
  • Bột
  • Si rô
  • Thuốc viên
  • Rượu thuốc

Tác dụng phụ khi dùng đại hoàng

Đại hoàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng;
  • Nước tiểu đổi màu, tiểu ra máu, bệnh albumin niệu;
  • Giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất, mất cân bằng nước và điện sinh.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng khi dùng đại hoàng

Trước khi dùng đại hoàng bạn nên biết những gì?

Bạn nên theo dõi các chỉ số điện phân trong máu và nước tiểu nếu bạn thường xuyên dùng vị thuốc này. Ngoài ra bạn nên theo dõi các dấu hiệu co giật, buồn nôn, nôn mửa. Nếu các triệu chứng này xảy ra, bạn nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức. Bạn nên dùng đại hoàng với các loại thảo dược khác để phòng ngừa tham tàn.

Để hấp thu thuốc tốt hơn, bạn không nên uống sữa, hoặc các loại thuốc và thảo dược khác trong vòng 1 giờ từ lúc dùng đại hoàng.

Khi dùng đại hoàng để trị táo bón, bạn không nên dùng trong thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, vì trong đại hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột.

Bạn nên lưu ý rằng lá cây đại hoàng có thể gây co giật và tử vong nếu ăn phải. Nếu bạn ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín sẽ gây khó thở, nhiệt miệng và nóng cổ họng. Nếu trong vòng một giờ đồng hồ bạn không được cấp cứu, sẽ dẫn đến co giật, xuất huyết trong, hôn mê và cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong.

Những quy định cho đại hoàng ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đại hoàng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của đại hoàng như thế nào?

Không dùng đại hoàng nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Trẻ em;
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Có bệnh về đường tiêu hóa;
  • Có bệnh thận, sỏi thận;
  • Có vấn đề về gan.

Đại hoàng có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đại hoàng.

Thuốc chống axit có thể làm giảm hiệu quả của đại hoàng.

Sử dụng đại hoàng trong thời gian dài có thể gây thiếu kali và tăng tác dụng của thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc cho bệnh đường huyết và corticosteroid. Sử dụng đại hoàng với cam thảo sẽ gây thiếu kali. Bạn không nên dùng hai loại thảo dược này cùng với nhau.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mã đề đen là thảo dược gì?

(52)
Tên khoa học: Plantago psylliumTìm hiểu chungMã đề đen dùng để làm gì?Mã đề đen là một loài cỏ dại phát triển mạnh trên khắp thế giới. Người ta dùng ... [xem thêm]

Hạt giống cây tùng là thảo dược gì?

(29)
Tên thường gọi: Tung, candlenut, candleberry, varnish tree, balucanat, otaheite walnut, China-wood oil Tên khoa học: Aleurites moluccana Tác dụngTác dụng của hạt giống cây ... [xem thêm]

Phong

(51)
Tìm hiểu chungCây phong dùng để làm gì ?Lá cây phong có chứa rất nhiều vitamin C và được sử dụng để làm thuốc.Cây phong được sử dụng làm thuốc giảm ... [xem thêm]

Hoodia là thảo dược gì?

(34)
Tên thông thường: hoodiaTên khoa học: hoodia gordoniiTìm hiểu chungHoodia dùng để làm gì?Hoodia là một loại cây xương rồng từ sa mạc Kalahari ở châu Phi.Hoodia ... [xem thêm]

Hà thủ ô đỏ là thảo dược gì?

(40)
Hà thủ đô đỏ còn có tên gọi khác là dạ giao đằng, má ỏn, mằn năng ón (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao). Tên khoa học: Fallopia multifloraTên Tiếng Anh: ... [xem thêm]

Bittersweet Nightshade là thảo dược gì?

(69)
Tên thông thường: bittersweet nightshade, dulcamara, deadly nightshade, bittersweet, bitter nightshade, felonwort, fellen, scarlet berry, snake berry, mortal, fever twig, blue nightshade, staff ... [xem thêm]

Androstenediol

(96)
Tìm hiểu chungAndrostenediol dùng để làm gì?Androstenediol là một hormone tăng trưởng và có ít tác dụng khi dùng riêng lẻ. Tuy nhiên, nó có vai trò quan trọng trong ... [xem thêm]

Cam thảo là thảo dược gì?

(47)
Tên thông thường: cam thảo, Licorice, Alcacuz, Alcazuz, Bois Doux, Bois Sucré, Can Cao, Chinese Licorice, Deglycyrrhized Licorice, Gan Cao, Gan Zao, Glabra, GlycyrrhizaTên khoa học: ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN