Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân

(4.48) - 15 đánh giá

Bước vào những tháng xuân hè, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân khiến đôi mắt dễ bị dị ứng. Làm sao để phòng ngừa căn bệnh theo mùa này?

Bạn có thể hay bị ngứa, đỏ mắt, hay thậm chí chảy nước mắt kèm theo nhiều ghèn, thường tái phát nhất là những tháng mùa xuân. Đây đôi khi là báo hiệu của tình trạng viêm kết mạc mắt do dị ứng hay còn gọi là viêm kết mạc mùa xuân.

Viêm kết mạc là một dạng bệnh về mắt gây ra do nhiễm khuẩn hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ, có thể khiến bạn khó chịu, đỏ mắt hay kích thích mắt. Đa số viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra. Trong khi đó, viêm kết mạc mùa xuân lại là một dạng viêm do dị ứng.

Tình trạng viêm mắt mạn tính này xảy ra thường xuyên vào những tháng mùa xuân hè. Lý do vào mùa này, các yếu tố gây dị ứng xuất hiện nhiều hơn trong không khí, ví dụ như phấn hoa. Bên cạnh đó, viêm kết mạc mùa xuân còn xảy ra do những phản ứng dị ứng khác như:

  • Khói thuốc lá
  • Chất clo trong nước hồ bơi
  • Thành phần trong mỹ phẩm

Những trường hợp viêm kết mạc mùa xuân nhẹ có thể được điều trị với chườm lạnh và sử dụng thuốc nhỏ mắt. Trong những trường hợp nặng hơn, bạn có thể cần đến thuốc kháng histamine hay kháng viêm để điều trị.

Triệu chứng viêm kết mạc mùa xuân

Triệu chứng của viêm kết mạc mùa xuân gồm:

  • Kích thích, đau, ngứa mắt
  • Cảm giác nóng rát trong mắt
  • Chảy nước mắt thường xuyên
  • Sưng mắt, đặc biệt là vùng quanh rìa giác mạc tiếp nối với củng mạc
  • Bị đỏ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn mờ
  • Mi mắt phù nề, chảy dịch nhầy trắng, đặc biệt là trong mi mắt trên

Triệu chứng trên thường gặp ở các bệnh về mắt khác. Thỉnh thoảng ngứa hay đỏ mắt chưa hẳn đã là bệnh viêm kết mạc như trên. Tuy nhiên, bạn nên khám bác sĩ ngay nếu mắt đỏ kéo dài trong vài ngày hay có kèm theo đau mắt, thay đổi tầm nhìn.

Nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh

Bệnh gây ra do phản ứng của cơ thể với dị nguyên, như phấn hoa và lông thú nuôi. Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi xâm nhập vào cơ thể có các yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh ra các kháng thể và các phản ứng quá mẫn biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan.

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng, đặc biệt là hen, chàm và viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị viêm kết mạc mùa xuân cao hơn nếu bạn mắc phải các bệnh dị ứng theo mùa khác.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi về tiền căn dị ứng của bạn, đồng thời đề nghị một số xét nghiệm như:

  • Kiểm tra dị ứng da cho phép bác sĩ kiểm tra cơ thể bạn sẽ dị ứng với dị nguyên nào
  • Xét nghiệm máu có thể kiểm tra kháng thể trong cơ thể, để xác định liệu bạn có tiếp xúc với bụi hay nấm mốc không
  • Lấy một mẫu mô kết mạc để xác định thành phần eosinophil, một loại bạch cầu sẽ phản ứng với dị nguyên

Điều trị và phòng ngừa

Điều đầu tiên bạn cần làm là tránh dụi mắt vì điều này chỉ làm mắt bạn thêm kích thích. Đồng thời nếu bạn dụi mắt quá nhiều, sẽ gây tổn thương giác mạc và thậm chí gây ảnh hưởng đến thị lực.

Đa số các trường hợp có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp như:

  • Thuốc nhỏ mắt thông thường như nước muối sinh lý
  • Antihistamine, kháng histamine như Benadryl
  • Nhắm mắt lại và chườm lạnh vài lần trong ngày có thể giúp giảm triệu chứng

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng viêm hay corticoid nhỏ mắt để tránh gây tổn thương mắt nặng thêm mà không có chỉ định của bác sĩ nhé. Bạn có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Xác định các chất gây dị ứng cho bản thân và tránh tiếp xúc với các chất ấy sau này.
  • Ở trong nhà và sử dụng điều hòa trong những giờ cao điểm mà các dị nguyên hoạt động trong những tháng mùa xuân hè.
  • Giảm thời gian tiếp xúc với các chất gây dị ứng ấy ngoài trời càng nhiều càng tốt.
  • Khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang, mắt kính để tránh tiếp xúc với bụi hay phấn hoa nếu bạn dị ứng với những dị nguyên này.
  • Nếu như bạn dị ứng với nước hoa hay bụi trong nhà, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các chất trên. Bạn có thể sử dụng xà phòng hay chất khử trùng không mùi, lắp máy lọc không khí chẳng hạn.

Nếu triệu chứng của bạn xảy ra thường xuyên hay kéo dài hơn vài ngày, bạn nên khám bác sĩ để được kê thuốc kháng viêm dạng nhỏ mắt hay thuốc kháng histamine.

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân thường xảy ra trên cơ địa dị ứng, vì vậy nếu bản thân bạn hay người thân trong gia đình mắc các bệnh như bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm nên cẩn thận hơn để tránh tiếp xúc với dị nguyên nhé. Đối với những bạn thường tái phát bệnh này, các bạn đừng nên tự ý điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 điều bạn nên biết khi chăm sóc người thân ung thư giai đoạn cuối

(19)
Chẳng có nỗi đau nào nhói lòng bằng khi bạn phải chứng kiến người thân đau đớn vật vã với căn bệnh hiểm nghèo ngày qua ngày. Khi chăm sóc người thân ung ... [xem thêm]

Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

(29)
“Sinh mổ bao lâu thì lành” là câu hỏi của nhiều thai phụ khi nghe bác sĩ chỉ định sinh theo phương pháp này. Sau ca sinh mổ, cơ thể bạn cần nhiều thời gian ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn làm sạch tai an toàn

(76)
Việc làm sạch tai tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ khiến đôi tai của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đôi tai cũng cần ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hội chứng chân không yên ở bà bầu

(55)
Chứng ợ nóng và buồn nôn là một trong những tình trạng phổ biến của thai kỳ. Nhưng liệu bạn có biết hội chứng chân không yên cũng gây phiền hà cho các ... [xem thêm]

Kinh ngạc với những công dụng “thần kì” của dầu dừa

(68)
Dầu dừa là một trong những số ít thực phẩm được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Loại thực phẩm này được nhiều người biết đến và sử dụng rộng ... [xem thêm]

Cách chữa bệnh run tay chân đơn giản có thể bạn chưa biết

(40)
Rất nhiều người tìm kiếm cách chữa bệnh run tay chân đều nghĩ rằng mình mắc bệnh Parkinson mà không biết rằng run có thể là bệnh hoặc là triệu chứng ... [xem thêm]

5 bí quyết ngăn ngừa bệnh tiêu hóa cho người bận rộn

(53)
Liệu bạn có hay ôm đồm quá nhiều việc nên lúc nào cũng ăn vội vàng cho qua bữa? Nếu có thì đã đến lúc bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống để ngăn ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

(32)
Ảnh hưởng của tiểu đường có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực ở những bộ phận cơ thể khác.Bệnh tiểu đường là một trong những căn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN