Vạch trần 7 nguyên nhân gây ngứa vùng kín phụ nữ

(3.61) - 51 đánh giá

Ngứa vùng kín mang lại không ít phiền phức cho phụ nữ, hiểu được nguyên nhân gây ngứa có thể giúp chị em khắc phục được tình trạng rắc rối này.

Ngứa vùng kín là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, có thể xuất phát từ việc chăm sóc vùng kín không đúng cách, hoặc rất có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Để giúp chị em nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bức bối hiện tại, Hello Bacsi chia sẻ một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín thường gặp như:

1. Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo là lý do phổ biến nhất của các triệu chứng ngứa vùng kín. Trong môi trường âm đạo luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cũng như cân bằng độ pH. Khi môi trường âm đạo mất đi cân bằng các vi khuẩn có lợi giảm, độ pH bị thay đổi thất thường, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh và gây viêm nhiễm. Vùng kín sẽ ra nhiều khí hư có mùi hôi khó chịu gây cảm giác ngứa vùng kín và nổi mụn ngứa chính là triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất của nhiễm khuẩn âm đạo. Tiến sĩ Laura Streicher – tác giả cuốn “Sex Rx: Hormones, Health, and Your Best Sex Ever” cho biết, biểu hiện của nhiễm khuẩn âm đạo là ngứa ngáy đi cùng với khí hư có nhiều bọt và nặng mùi.

2. Ngứa vùng kín do nhiễm trùng nấm men

Tiến sĩ Wendy Askew, bác sĩ sản khoa, phụ khoa ở San Antonio (Mỹ) cho biết, âm đạo bị viêm do nhiễm trùng nấm men thường là kết quả từ một sự mất cân bằng âm đạo. Nấm vùng kín thường do vi khuẩn cư trú trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Nhiễm nấm vùng kín có thể dẫn tới viêm âm đạo, nhiễm trùng, để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nhiễm trùng nấm men có thể xảy ra sau khi bạn dùng kháng sinh hoặc có sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Dấu hiệu chủ yếu dễ nhận biết khi bị nhiễm trùng men nấm âm đạo là vùng kín bị đỏ và rất ngứa, có xuất hiện nốt mủ hoặc tiết ra khí hư hay bị vón cục dày, màu trắng.

3. Eczema hoặc bệnh vẩy nến

Các bệnh da liễu mang tính chất di truyền có thể gây đỏ và ngứa ở vùng sinh dục. Nếu bạn được chẩn đoán mắc các bệnh này, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc có chứa hydrocortisone hoặc sử dụng bột yến mạch để giảm bớt sự khó chịu do ngứa vùng kín gây ra. Trường hợp không cảm thấy giảm ngứa trong một tuần, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác.

4. Ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc

Trong một nghiên cứu của mình, giáo sư Brett Worly của Đại học bang Ohio đã chứng minh rằng, nếu vùng kín của bạn bị ngứa, rất có thể da khu vực đó đang bị kích ứng do dị ứng. Các sản phẩm dễ gây dị ứng vùng kín như nước hoa, bao cao su hay chất bôi trơn, dao cạo… Ngay cả giấy vệ sinh với mùi hương nhạy cảm hay màu sắc sặc sỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, viêm da vùng kín có thể đi kèm các dấu hiệu như bị mẩn đỏ, sưng và xuất hiện những vùng da dày lên.

Vùng kín có cơ chế tự làm sạch, vì vậy bạn không nên cho bất cứ thứ gì vào bên trong âm đạo để vệ sinh. Không xịt vòi nước, không chà xát bên trong và tuyệt đối không nên lạm dụng các sản phẩm làm thơm như thuốc xịt, nước hoa hồng trong âm đạo.

5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tình dục. Nhiều căn bệnh có thể gây ra ngứa âm đạo như chlamydia, herpes, nhiễm trichomonas và bệnh lậu. Tiến sĩ Askew cho biết, ngứa do mắc bệnh tình dục rất có khả năng chuyển biến thành các triệu chứng đau rát, sưng bộ phận sinh dục hoặc đau đớn khi quan hệ. Khi có dấu hiệu mắc những bệnh này, bạn không nên quan hệ trong thời gian bị viêm nhiễm để tránh lây bệnh cho người khác và không để bệnh nặng hơn.

6. Bệnh bạch biến âm đạo

Bệnh bạch biến âm đạo (hoặc vết trắng âm đạo) do sự tuần hoàn dưới da của âm đạo gặp trở ngại, chức năng trao đổi dần giảm xuống, từ đó khu vực da vùng âm đạo có vấn đề và dẫn đến bệnh.

Đây là một chứng bệnh nghiêm trọng gây ngứa, có hiện tượng mẩn đỏ kèm theo các đốm trắng trên vùng kín. Một số chuyên gia y tế cho rằng chứng bệnh này liên quan đến nội tiết tố hoặc do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Bệnh bạch biến âm đạo cần được chẩn đoán bởi bác sĩ có chuyên môn và điều trị bằng thuốc kê toa càng sớm càng tốt.

7. Ngứa vùng kín do sự thay đổi hormone

Bạn có thể sẽ phải chịu đựng chứng ngứa âm đạo khi nội tiết của bạn có thay đổi, thường gặp trong thời kỳ mang thai, mãn kinh hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai. Giai đoạn mãn kinh làm suy giảm hormone sinh dục nữ, dẫn đến tình trạng thành âm đạo bị mỏng đi và chất nhờn cũng giảm, gây ngứa “vùng tam giác mật”.

Tình trạng “vùng kín khô hạn” cũng là một biểu hiện khi hormone của bạn thay đổi. Âm đạo quá khô có thể dẫn đến giảm tiết dịch nhờn bôi trơn tại các tuyến quanh âm đạo, suy giảm hàm lượng estrogen. Khi phải chống đỡ lại tình trạng viêm nhiễm quá nhiều sẽ khiến cho màng âm đạo mỏng manh và kém đàn hồi, lâu dần sẽ khiến chị em phải đối mặt với hiện tượng vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu. Nên sử dụng thuốc uống và kem bôi tại chỗ có chứa estrogen.

Bị ngứa vùng kín là hiện tượng không hiếm gặp ở các chị em phụ nữ. Ngoài một số lý do kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác gây ngứa vùng kín thường gặp như stress, suy giảm nội tiết tố, âm đạo bị giãn rộng, mặc đồ bó sát… Sau khi xác định được nguyên nhân, chị em có thể khắc phục và phòng tránh một cách dễ dàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh thói quen hoặc uống thuốc nếu do bệnh lý. Trường hợp gặp những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chị em nên gặp bác sĩ để có hướng tư vấn và điều trị đúng đắn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khắc phục da không đều màu bằng cách đơn giản

(48)
Đối với phái đẹp, da không đều màu là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu. Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng những đốm nâu xuất hiện trên ... [xem thêm]

9 tác hại của máy lạnh đối với sức khỏe của cả gia đình

(61)
Máy điều hòa nhiệt độ (hay còn gọi là máy lạnh) dường như trở thành vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của máy lạnh mà bạn ... [xem thêm]

Trẻ 3 tuổi: mẹ nên cho con ăn như thế nào?

(90)
Bố mẹ nên bắt đầu dạy bé thói quen ăn uống lành mạnh khi bé bắt đầu được 3 tuổi. Bạn sẽ không thể ra điều kiện bắt buộc bé phải ăn khi bé chưa ... [xem thêm]

Liệu bạn đã đi bộ đúng cách chưa?

(42)
“Đi bộ có thể mang lại cho bạn một vòng eo thon nhỏ và cơ bụng săn chắc”, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi nghe thấy điều này. Muốn đạt được kết quả ... [xem thêm]

Muốn sớm có con, đừng ngại đi làm tinh dịch đồ

(35)
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng vô sinh là vấn đề của phụ nữ, nhưng thật ra có đến 20% trường hợp các cặp vô sinh là hoàn toàn do nam giới, và khoảng 40% ... [xem thêm]

Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo

(34)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạoBộ phận cơ thể/mẫu thử: Dịch lỏng và tế bào từ âm đạoTìm hiểu chungXét nghiệm nhiễm khuẩn âm ... [xem thêm]

10 lý do tại sao bạn nên hẹn hò phụ nữ mũm mĩm

(27)
Bạn thích người yêu là một cô nàng khỏe mạnh, vui vẻ và chung thủy? Thế thì hãy hẹn hò phụ nữ mũm mĩm vì họ thường ăn uống thoải mái, dễ nói chuyện ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ, những điều mẹ bầu cần lưu ý

(35)
Tìm hiểu kỹ về chế độ ăn uống ở những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ là vô cùng quan trọng vì thực phẩm tiêu thụ sẽ gây tác động trực tiếp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN