8 dấu hiệu trên môi cho bạn biết tình hình sức khỏe

(3.81) - 30 đánh giá

Môi là một bộ phận thể hiện tình trạng sức khỏe rất rõ nhờ các dấu hiệu như khô nứt, nhợt nhạt, sưng, loét… Vậy bạn đã biết những dấu hiệu trên môi này biểu hiện tình trạng sức khỏe gì?

Nếu bỏ qua các dấu hiệu trên môi khi sưng hay nứt, bạn có thể không kịp thời giải quyết một số tình trạng sức khỏe nguy hiểm mình đang mắc. Vậy bạn hãy tìm hiểu xem đôi môi đang nói gì về sức khỏe tổng thể của mình nhé.

1. Có vết nứt ở khóe miệng

Nước bọt khi bị đọng lại ở khóe miệng có thể làm khô và nứt da vùng này nên bạn hãy cố gắng giữ miệng sạch sẽ để cải thiện tình hình. Bên cạnh đó, thói quen liếm môi quá thường xuyên cũng sẽ làm tăng nhiệt độ và độ ẩm ở khóe miệng, từ đó tạo điều kiện cho các chứng nhiễm trùng phát triển. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây nứt khóe môi nên bạn cần bỏ thói quen liếm môi sớm.

2. Môi bị khô và nứt

Tình trạng môi khô có thể là dấu hiệu cho thấy da cơ thể bị thiếu ẩm. Môi cũng có thể bị khô và nứt vì khí hậu nắng nóng hoặc do bạn bị căng thẳng. Trong trường hợp này, bạn nên uống nhiều nước hơn và sử dụng kem dưỡng ẩm để bù lại độ ẩm bị mất. Một lý do khiến môi bị khô và nứt nẻ có thể là các chứng dị ứng. Nếu bạn bị khô môi kèm với một số triệu chứng khác như ngứa thì hãy đi khám ngay nhé.

3. Môi nổi các nốt sần

Các vết sần trên môi có thể gây đau đớn, khó chịu nhưng thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Các vết sần này có thể do cơ thể phản ứng sau khi tiêm axit hyaluronic hoặc khi ăn một số thực phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp môi có vết loét do bạn nhiễm một số virus như virus gây bệnh herpes. Đây là trường hợp nghiêm trọng cần được thăm khám sớm.

4. Vòng đỏ quanh môi

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến môi có vòng đỏ vây quanh là viêm da quanh miệng do liếm môi. Thói quen liếm môi liên tục làm mất lớp dầu tự nhiên ở vùng da quanh môi, khiến phần da này bị đỏ và ngứa. Bạn hãy cố gắng bỏ thói quen liếm môi và dùng thêm kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng.

5. Môi trên có nếp nhăn

Nếp nhăn ở môi trên có thể do các lý do thể chất hay tâm lý stress. Môi trên có thể bị nhăn do những thói quen xấu như dùng ống hút quá nhiều. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc do căng thẳng cũng góp phần gây nên tình trạng này. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy giảm thiểu căng thẳng bằng cách nghe nhạc, massage, ngủ đủ giấc, tập thể dục… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm cách bỏ thói quen dùng ống hút hay hút thuốc quá nhiều.

6. Màu môi nhợt nhạt

Tình trạng môi mất màu hồng vốn có mà chuyển qua màu xanh nhợt nhạt có thể là dấu hiệu sự lưu thông oxy trong máu kém. Trong trường hợp này, bạn có thể có các triệu chứng tương tự ở ngón tay và ngón chân. Màu môi nhợt nhạt cũng có thể do chứng thiếu máu, một bệnh cần thăm khám sớm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đang gặp một số vấn đề như đường huyết thấp hoặc thiếu vitamin. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách cân bằng lại dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe hợp lý.

7. Môi bị sưng

Sưng môi có thể là dấu hiệu của một số phản ứng dị ứng với các chất trong mỹ phẩm. Bạn hãy quan sát xem môi có bị sưng sau khi dùng một loại mỹ phẩm nào đó không để có thể phòng tránh. Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay nếu môi ngày càng sưng to hơn trong một khoảng thời gian ngắn.

8. Môi có đốm đen

Tình trạng xuất hiện đốm đen trên môi có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm bạn cần thăm khám sớm. Một nguyên nhân có thể gây đốm đen trên môi là chứng tăng sắc tố da. Chứng này không chỉ gây đốm đen trên môi mà còn ở cả má, mũi và trán. Tình trạng đốm đen đôi khi cũng có thể do da môi bị cháy nắng hoặc do bạn đã bổ sung quá nhiều sắt trong chế độ ăn uống. Bạn nên đi khám để có thể xác định nguyên nhân, từ đó có cách chữa trị hợp lý nhất.

Các dấu hiệu trên môi tuy nhỏ nhưng bạn không nên xem thường vì đó có thể là dấu hiệu một số bệnh nguy hiểm. Đây là những tín hiệu giúp bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện và đúng cách hơn.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?

(30)
Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc bởi một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm các triệu ... [xem thêm]

9 cách kiềm chế khi chứng binge khiến bạn ăn nhiều

(52)
Chứng ăn vô độ hay binge có thể khiến bạn ăn nhiều một cách thiếu kiểm soát và dễ gặp các bệnh nguy hiểm như cholesterol cao, huyết áp cao hay tiểu đường. ... [xem thêm]

Biến chứng nguy hiểm của suy thận độ 4

(13)
Bệnh thận mạn tính (hay suy thận mạn) là tình trạng mà chức năng thận bị suy giảm. Suy thận được chia thành 5 cấp độ dựa theo thang đo tăng dần mức độ ... [xem thêm]

Ai không nên tẩy lông bằng laser?

(32)
Phương pháp tẩy lông bằng laser là một trong những phương pháp tẩy lông phổ biến nhất hiện nay. Không gây đau đớn đồng thời mang lại hiệu quả cao, phương ... [xem thêm]

Cachexia: Hội chứng suy giảm sức khỏe khiến bạn mệt mỏi

(49)
Cachexia là hội chứng của các vấn đề mãn tính như suy thận mãn, HIV, bệnh đa xơ cứng… Đây là biến chứng gây ra 20% ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ nhưng ... [xem thêm]

Thay đổi thói quen ăn uống khi bé lên một tuổi

(34)
Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói ... [xem thêm]

Mang thai khi đã mãn kinh, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

(57)
Làm mẹ mà một thiên chức thiêng liêng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong có được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù rất mong mỏi nhưng nhiều ... [xem thêm]

Dành cho người mắc bệnh thalassemia do di truyền

(24)
Các thể thalassemia (thiếu máu tan huyết bẩm sinh) phụ thuộc vào số lượng đột biến gen di truyền từ bố mẹ và phần phân tử huyết sắc tố bị ảnh hưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN