Cách ngăn ngừa táo bón hữu hiệu ở con trẻ

(3.6) - 43 đánh giá

Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này chỉ là tạm thời và nếu bạn biết cách điều trị cho bé bị táo bón, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Có rất nhiều cách chữa khi bé bị táo bón và đâu là cách thật sự hiệu quả? Trong bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí các mẹo nhỏ để trị táo bón ở trẻ em và các dấu hiệu đi kèm để giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ em

Làm thế nào bạn có thể biết bé bị táo bón? Bên cạnh việc con yêu tỏ ra khó chịu mỗi lần đi vệ sinh, bạn có thể quan sát các dấu hiệu điển hình sau:

  • Đầy hơi
  • Đau dạ dày
  • Phân có máu
  • Bụng căng cứng.

Đôi khi một em bé bị táo bón lại có thể đi kèm cùng tiêu chảy và khiến nhiều bố mẹ nhầm lẫn. Điều này xảy ra do phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng và phân lỏng dễ dàng trượt qua, đào thải ra ngoài trước.

Cách chữa táo bón ở trẻ em

Một số mẹo nhỏ giúp chữa táo bón ở trẻ em gồm:

1. Cho con uống nhiều nước để trị táo bón ở trẻ em

Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Để ngăn chặn điều này, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.

Một số nghiên cứu cho rằng loại nước này hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón, kể cả táo bón vô căn mạn tính hoặc mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe và có thể làm chứng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn.

2. Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, không lên men

Trẻ nhỏ bị táo bón thường được khuyên nên nạp vào chất xơ nhiều hơn. Điều này là do việc tăng cường chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. Trên thực tế, một đánh giá gần đây cho thấy 77% trường hợp bị táo bón mạn tính có thể cải thiện khá nhiều chỉ nhờ vào việc dung nạp thêm chất xơ.

Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng nếu hấp thụ chất xơ quá nhiều có thể khiến tình trạng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn. Tuy chất xơ có thể làm tăng tần suất đi vệ sinh, nhưng không giúp giảm các triệu chứng táo bón khác, ví dụ như phân quá rắn, đau bụng, đầy hơi…

Điều này là do chất xơ mà bạn thêm vào chế độ ăn uống. Có nhiều loại chất xơ khác nhau, nhưng nhìn chung, có 2 loại chất xơ phổ biến:

  • Chất xơ không hòa tan: Có trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc. Chất xơ này giúp phân mềm hơn để dễ dàng đi qua đường tiêu hóa.
  • Chất xơ hòa tan: Có trong cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu lăng và đậu Hà Lan, trái cây và rau quả. Chất xơ này hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel giúp làm mềm phân của bé yêu.

Các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy tác dụng của chất xơ không hòa tan trong điều trị táo bón ở trẻ em nhưng chất xơ này lại có thể khiến trẻ mắc phải các vấn đề về ruột gặp gây khó đi vệ sinh hơn.

Một số chất xơ hòa tan lên men cũng có thể không hiệu quả trong điều trị táo bón, vì đôi khi chất xơ này còn được lên men bởi loại vi khuẩn trong ruột và làm mất khả năng giữ nước.

Để trị táo bón ở trẻ em, bạn hãy chọn bổ sung chất xơ không lên men vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé, chẳng hạn cho bé sử dụng thuốc psyllium.

3. Bổ sung lợi khuẩn ch0 bé bị táo bón

Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, bạn có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn, Enterogermina…

4. Mận khô chữa táo bón ở trẻ em

Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận khô mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.

Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.

5. Cố gắng tránh các món làm từ sữa khi bé bị táo bón

Trong một số trường hợp, không dung nạp đường lactose có thể gây táo bón do tình trạng này ảnh hưởng đến chuyển động của ruột. Nếu bạn nghĩ rằng bé mắc phải tình trạng trên thì hãy tạm thời loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của con để xem triệu chứng táo bón có cải thiện không. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo bé được bổ sung canxi đầy đủ từ những thực phẩm khác.

6. Cho bé vận động nhiều hơn

Tuy nghe qua có vẻ khó tin nhưng việc vận động đều đặn có thể giúp hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em cũng như làm giảm các triệu chứng do trong lúc này, ruột của bé có cơ hội được chuyển động. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con vui đùa từ 30 – 60 phút mỗi ngày nhé.

7. Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn

Khuyến khích con bạn sử dụng phòng vệ sinh vào những thời điểm thường xuyên trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và bất cứ khi nào bé cảm thấy muốn đi. Hãy để bé tập ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân con bởi tư thế này sẽ hỗ trợ phân đi ra dễ dàng hơn.

Riêng đối với trẻ nhỏ, bạn có thể tạo cho bé thói quen đi vệ sinh bằng cách nói: “Đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi bé có muốn đi vệ sinh hay không.

8. Sử dụng thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân được nhận định là an toàn cho trẻ em (ví dụ như Duphalac), nhưng bạn nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hai sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải khi cho con uống thuốc làm mềm phân để trị táo bón ở trẻ em là dùng không đủ liều hoặc dừng thuốc quá sớm.

9. Mát xa bụng cho bé

Bạn có thể mát xa bụng cho bé để trị táo bón cho trẻ em theo những bước sau:

  • Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn bằng cách chà xát vào nhau, sau đó dùng dầu mát xa an toàn cho trẻ em và nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay
  • Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược, bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, kéo ngang qua trên rốn, sau đó di chuyển xuống dưới.
  • Bước 3: Lặp lại thao tác này từ 10 – 15 lần, 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài cách mát xa cho bé bị táo bón này, bạn có thể đặt con nằm ngửa, nắm 2 chân bé và tạo thành động tác đạp xe. Cách làm này cũng giúp bé đi tiêu tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị bệnh cao huyết áp

(13)
Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị cao huyết áp nhấn mạnh đến mức khẩu phần, loại thực phẩm và lượng chất dinh dưỡng thích hợp dành cho người ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh ung thư gan nguyên phát

(77)
Ung thư gan là căn bệnh nan y có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 trong số các bệnh ung thư. Trong đó, ung thư gan nguyên phát chiếm đa số các trường hợp và là ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ

(27)
Sau khi sinh là giai đoạn khó khăn với các sản phụ vì cơ thể vẫn chưa hồi phục mà phải chăm con, cho con bú. Đặc biệt, bé khóc khi bú mẹ càng gây căng ... [xem thêm]

Làm thế nào để chơi thể thao và thể dục an toàn

(47)
Các dụng cụ cần thiết Bạn có biết rằng chơi tennis với một cây vợt quá căng và mang một đôi giày mòn đế có thể nguy hiểm như chơi bóng bầu dục mà ... [xem thêm]

Cần tránh 6 thực phẩm không an toàn cho bé

(25)
Trẻ nhỏ không cần nhiều calorie nhưng cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, bé lại thích một số món ăn vặt chứa nhiều calorie, đường, ... [xem thêm]

Ban xuất huyết là gì?

(53)
Ban xuất huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này rất quan trọng để đưa ra cách điều trị thích ... [xem thêm]

Sinh mổ ảnh hưởng đến việc cho con bú như thế nào?

(75)
Ngày càng có nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ nhưng lại không rõ tác hại của sinh mổ đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ.Dù sinh mổ là do bạn đã ... [xem thêm]

4 cách trẻ mãi không già giúp bạn luôn sống khỏe

(83)
Chế độ ăn kiêng hay các bài tập giữ gìn vóc dáng là những cách mang lại cho chúng ta sự tự tin và sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn mình vẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN