Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người già

(3.65) - 83 đánh giá

Bệnh trầm cảm ở người già cần phải có một kế hoạch điều trị đặc biệt. Tùy vào từng mức độ trầm cảm, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Mặc dù bệnh trầm cảm ở người già khỏe mạnh thực sự ít phổ biến hơn ở người trẻ, nhưng trầm cảm và lão hóa có thể là một kết hợp nguy hiểm ở người cao tuổi có bệnh mãn tính, cô đơn hoặc mất khả năng tự sinh hoạt. Trầm cảm là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến tự tử ở người cao tuổi.

Mặc dù 80% ca bệnh trầm cảm ở người già có thể được điều trị thành công, nhưng vẫn nhiều người lo ngại khi kết hợp giữa trầm cảm và lão hóa. Sau đây là một số thông tin hữu ích về bệnh trầm cảm:

  • Bệnh mãn tính. Các bệnh như sa sút trí tuệ (lẫn), Alzheimer, Parkinson, bệnh tim, đột quỵ và các bệnh khác có thể có các triệu chứng giống, che lấp hoặc làm trầm cảm nặng hơn. Những bệnh lý này thường làm cho việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm ở người cao tuổi trở nên khó khăn hơn.
  • Từ chối điều trị. Nhiều người cao tuổi, thậm chí một số người chăm sóc, có thể cho rằng trầm cảm nhất định là một phần bình thường của lão hóa. Một số người lớn tuổi cũng có thể nghĩ trầm cảm là một điểm yếu và xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ.
  • Đáp ứng điều trị khác nhau. Người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với một số loại thuốc chống trầm cảm và có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Mặt khác, họ có thể đáp ứng tốt hơn với các liệu pháp nhóm đơn giản bao gồm tập thể dục và có nhiều khả năng giảm trầm cảm thông qua điều trị các bệnh lý đi kèm.

Điều trị trầm cảm mức độ nhẹ ở người cao tuổi

Việc điều trị bệnh trầm cảm ở người già có thể bắt đầu bằng việc bác sĩ đánh giá các thuốc đang uống của người bệnh. Thông thường, họ sẽ điều chỉnh hoặc dừng một số loại thuốc. Nếu cần điều trị thêm, bác sĩ giới thiệu họ đến bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:

  • Điều trị tâm lý xã hội. Liệu pháp kết nối xã hội là bước rất quan trọng đối với nhiều người cao tuổi vì có thể giúp họ bớt cô đơn, như tham gia một buổi tập thể dục nhịp điệu theo nhóm, đi bộ hoặc bơi lội.
  • Liệu pháp nói chuyện. Tâm lý trị liệu hoặc liệu pháp nói chuyện, có thể được bác sĩ thử trước khi dùng đến thuốc. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có tác dụng như thuốc điều trị trầm cảm nhẹ ở người cao tuổi. Trị liệu hành vi nhận thức là một loại trị liệu nói chuyện giúp thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực bằng những hành vi tích cực.
  • Nhóm hỗ trợ cộng đồng. Ngoài việc điều trị, người cao tuổi cũng nên tham gia các nhóm hỗ trợ cộng đồng như đi làm tình nguyện hoặc tập thể dục.

Điều trị trầm cảm mức độ vừa và nặng ở người cao tuổi

Khi các liệu pháp nói chuyện và hỗ trợ cộng đồng không giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác điều trị bệnh trầm cảm ở người già bao gồm thuốc chống trầm cảm và liệu pháp sốc điện (ECT). Những liệu pháp này hầu như luôn được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý và hỗ trợ:

  • Thuốc chống trầm cảm. Các thuốc chống trầm cảm đầu tay được sử dụng cho trầm cảm ở người cao tuổi thường là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). SSRI hoạt động bằng cách tăng hóa chất não chống trầm cảm, nhưng chúng cũng có thể gây loãng xương và khiến người cao tuổi có nguy cơ bị gãy xương hông. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng liều thấp khi bắt đầu và tăng liều từ từ cho người cao tuổi.
  • Liệu pháp sốc điện ECT. Phương pháp điều trị này đã được chứng minh là rất hữu ích cho chứng trầm cảm nặng ở người cao tuổi khi các phương pháp điều trị trầm cảm khác không có hiệu quả. Tác dụng phụ có thể bao gồm mất trí nhớ.
  • Thời gian điều trị. Đối với người mới bị trầm cảm đầu tiên, việc điều trị nên tiếp tục từ 6 tháng đến một năm sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Đối với một người cao tuổi bị trầm cảm nhiều lần, việc điều trị trầm cảm có thể cần được tiếp tục trong vài năm.

Điều quan trọng là người cao tuổi và người chăm sóc của họ phải hiểu rằng các triệu chứng trầm cảm không phải là một phần bình thường của lão hóa. Sự kết hợp giữa trầm cảm và lão hóa có thể khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhưng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi cũng có thể điều trị được như bệnh trầm cảm ở các nhóm tuổi khác.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những điều bạn cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
  • Những dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi
  • Bí quyết giữ đôi mắt khỏe mạnh cho người cao tuổi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH)

(68)
Tìm hiểu chungHội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là gì?Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ. ... [xem thêm]

Triệu chứng sỏi mật: Cẩn thận kẻo nhầm với bệnh dạ dày!

(60)
Các triệu chứng đau vùng thượng vị, khó tiêu, đầy trướng và ợ hơi khiến bà Thuận cứ ngỡ là bệnh dạ dày, không ngờ lại là viên sỏi 8 – 9mm trong túi ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chấn thương đầu gối khi đá bóng

(13)
Có hai nguyên nhân chính gây chấn thương đầu gối khi đá bóng là nhuyễn sụn xương bánh chè và rách dây chằng trước. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ ... [xem thêm]

5 lợi ích sức khỏe của chocolate bạn cần biết

(75)
Chocolate là một loại thực phẩm rất ngon, được nhiều người yêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết 5 lợi ích sức khỏe từ chocolate. Chocolate là ... [xem thêm]

Thời gian ngủ cho trẻ bao nhiêu là đủ?

(94)
Tùy theo độ tuổi, thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh có thể lên tới 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự ... [xem thêm]

Trẻ sinh non phát triển như thế nào?

(63)
Phần lớn quá trình trẻ sinh non phát triển diễn ra đều ở mức bình thường. Bé cũng cần được chú ý vào những năm đầu tiên để đề phòng các vấn đề ... [xem thêm]

7 lý do khiến bạn thường xuyên bị muỗi đốt

(51)
Bạn thấy lạ khi mình bị muỗi đốt khắp người trong khi người ngay bên cạnh lại bình thản như không? Muỗi chẳng đủ khôn ngoan để yêu ghét con người ... [xem thêm]

1001 thắc mắc về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

(43)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm phía trước cổ, dưới yết hầu, có vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Hiện nay, các bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN