Các bài luyện tập ngón tay sau khi bị thương

(3.95) - 53 đánh giá

Tại sao tôi lại phải luyện tập ngón tay sau khi bị thương?

Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.

Bài luyện tập: Tầm cử động

Bài luyện tập này có thể giúp ngón tay khỏe hơn và như vậy sẽ dễ cử động hơn.

Để thực hiện bài tập này, hãy dùng bàn tay không bị thương chậm rãi nắn ngón tay bị thương thẳng ra rồi lại bẻ gập lại. Hãy giữ cho thẳng rồi từ từ bẻ gập lại.

Bài luyện tập: Duỗi căng ngón tay

Bài luyện tập này cũng giúp ngón tay dễ duỗi thẳng hơn.

Trong bài tập này, hãy úp bàn tay bị thương lên bàn. Lần lượt nhấc từng ngón tay lên.

Bài luyện tập: Tăng sức nắm

Bài tập này giúp ngón tay của bạn khỏe hơn.

Để làm bài luyện tập này, hãy nắm chặt lòng bàn tay bị thương và tạo thành nắm đấm trong vài giây. Bạn có thể nắm tay không, hoặc nắm tay vào một quả bóng (ví dụ, một quả bóng cao su mềm hoặc bóng tennis). Nếu dùng bóng tennis, hãy khứa một vết vào trái bóng để dễ bóp hơn.

Bài luyện tập: Nhặt đồ vật

Bài luyện tập này cải thiện kỹ năng vận động tinh vi (fine motor movement), ví dụ như viết hoặc buộc dây giày.

Để thực hiện bài tập này, bạn hãy dùng ngón tay bị thương và ngón cái để nhặt những vật nhỏ, ví dụ như tiền xu, bi, hoặc khuy áo.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/exercise-fitness/injury-rehab/exercising-your-finger-after-an-injury.html

Biên dịch - Hiệu đính

Phạm Lan Anh - Nguyễn Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tài liệu về bệnh đau thắt lưng

(65)
Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh đau thắt lưng: cách phòng ngừa, chữa trị và các bài tập vận động để có cơ thắt lưng khoẻ ... [xem thêm]

Các bài tập vận động phục hồi chức năng sau đột quỵ

(87)
Mỗi bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não hay chấn thương sọ não đều có những hạn chế về vận động và suy giảm chức năng khác nhau. Tài liệu ... [xem thêm]

Bài tập chức năng răng miệng

(88)
Theo Kitahara và Hakuta 1999; Kaneko và Senno 2006 Tổng quan Hiệu quả của bài tập Nên tập lúc nào 1) Bài tập cơ mặt Kích thích thần kinh, cơ mặt Chống lão hóa ... [xem thêm]

Các bài tập luyện khi bị đau vai

(59)
Nguyên nhân gây đau vai là gì? Một nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng đau vai là do viêm gân (phần nối bắp với xương) của chóp xoay (một bộ phận ... [xem thêm]

Nẹp đầu gối: Tác dụng như thế nào?

(72)
Nẹp đầu gối là gì? Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử ... [xem thêm]

Tài liệu hồi phục sức khoẻ sau mổ tim hở

(85)
Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật mổ tim hở. Tài liệu hồi ... [xem thêm]

Bài tập khớp vai

(19)
Các bài tập này dùng để phục hồi chức năng do đau vai. Bạn cần tập dưới sự hướng dẫn của một bác sĩ. Các bài tập phải đi từng bước một. KHÔNG ... [xem thêm]

Các bài luyện tập đối với chóp xoay

(18)
Trước khi bắt đầu Những bài luyện tập sau đây có thể giúp bạn tăng cường cơ vai (đặc biệt là cơ của chóp xoay, bộ phận giúp cho việc xoay cánh tay). ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN