Bố mẹ không nên so sánh con với những đứa trẻ khác

(3.66) - 12 đánh giá

Nhiều bố mẹ thường so sánh con với bạn bè hay anh chị em và nghĩ rằng đây là phương pháp hiệu quả giúp con tiến bộ hơn nhưng thật ra không phải vậy.

Đôi khi mục đích so sánh con với trẻ khác là kích thích tinh thần cạnh tranh ở trẻ, thúc đẩy bé vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên, không có ai giống nhau hoàn toàn. Con có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt. Việc so sánh có thể phá vỡ sự tự tin và lòng tự trọng của con mình.

Tác động tiêu cực của việc so sánh con trẻ

Khi so sánh con với trẻ khác, bạn vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến con:

1. Áp lực

Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục khi bị so sánh. Bố mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, vì sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ. Hãy ngồi lại và nói chuyện với nhau, tìm hiểu xem vì sao thành tích của con chưa được tốt cũng như tìm ra giải pháp hiệu quả.

2. Giảm lòng tự trọng

Khi bố mẹ liên tục so sánh, trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có khả năng thực hiện tốt hoặc sống theo sự kỳ vọng của người lớn. Đây là cảm giác rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần của cá nhân cũng như khả năng học tập của trẻ.

3. Giảm giá trị bản thân

Dù con đã nỗ lực bao nhiêu nhưng nếu bạn vẫn không thấy hài lòng và luôn muốn bé học tập theo các bạn khác thì chẳng khác nào bạn đang phá vỡ sự tự tin nơi trẻ. Bé sẽ bắt đầu suy nghĩ rằng mình làm tốt thì cũng chẳng được gì cả, từ đó năng lực, ý chí của trẻ bị mài mòn.

4. Xấu hổ khi giao tiếp

Nếu đứa trẻ luôn bị nhạo báng hoặc chế nhạo bằng cách so sánh thì bé sẽ bắt đầu tránh giao tiếp với người khác, thậm chí là cả bố mẹ.

5. Tạo ra thái độ bất cần

Nếu tài năng hoặc thành tích của đứa trẻ luôn bị bỏ qua, thì bé thậm chí sẽ không muốn làm vui lòng bố mẹ nữa vì bạn rõ ràng ủng hộ người khác có kết quả ấn tượng hơn.

6. Kìm hãm tài năng

Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc vẽ tranh bằng than, nhưng bạn lại muốn con tập luyện cầu lông, điều này cho thấy bạn đang đặt bé vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngoài ra, khi tài năng của trẻ không được người lớn trân trọng, khen ngợi, mà bị xem là trò con nít, bé sẽ mất dần sự tự tin, dẫn đến năng khiếu đó không có chỗ để phát triển và sẽ biến mất.

7. Giữ khoảng cách với bố mẹ

Việc con luôn giữ thái độ tiêu cực chống đối lại bạn khi bị đưa ra so sánh chứng tỏ bé cảm thấy không hài lòng với bố mẹ. Từ đó, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của con yêu về sau.

8. Thúc đẩy sự cạnh tranh của anh chị em

Nếu bạn đem con ra so sánh với nhau thì thay vì ngưỡng mộ anh chị em giỏi hơn, trẻ sẽ bắt đầu bí mật nuôi dưỡng suy nghĩ ganh ghét. Điều này dẫn đến hành động tiêu cực, thái độ không đúng chẳng hạn như trêu chọc, mỉa mai và thậm chí là đánh nhau. Hơn nữa, vô tình bé nghĩ mình không được yêu thương như các anh chị em còn lại. Kết quả, trẻ sẽ tự xem nhẹ bản thân.

9. Trẻ chỉ nghĩ đến những thiếu sót của mình

Trường hợp bố mẹ so sánh con càng nhiều hoặc chỉ chăm chăm vào những thiếu sót của bé thì lại càng chứng tỏ bạn đang nghi ngờ khả năng về tốc độ phát triển, khả năng học tập của con. Chẳng có ai hoàn hảo và đều có thiếu sót, nhưng điều này sẽ được khắc phục dần khi bé lớn lên.

Các phương pháp so sánh tích cực

  • Đặt điểm chuẩn thay vì so sánh: Bố mẹ hãy đánh giá cao mọi nỗ lực dù là nhỏ nhất của trẻ. Điều này sẽ khiến con có cảm giác tự tin hơn.
  • Khuyến khích trẻ khắc phục điểm yếu: Bé luôn muốn được người lớn hướng dẫn và giúp đỡ. Vì thế, bạn đừng ngại ngần nói cho con biết trẻ nên làm gì và làm như thế nào với điều kiện là hãy sử dụng từ ngữ, thái độ thích hợp nhất.
  • Khen ngợi những điểm mạnh: Bất kể con thực hiện tốt công việc nào, bạn hãy khen ngợi bé thật nhiều nhé.
  • Đừng tạo ra kỳ vọng không thực tế: Nếu thiên thần nhỏ muốn trở thành một nhà văn trong tương lai, bạn không nên ép buộc con làm bác sĩ. Bé có thể thông minh đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ nhưng sẽ thiếu đi tinh thần nhiệt huyết, có thể gây bất lợi cho trẻ khi tham gia các lĩnh vực không mong muốn.
  • Luôn hỗ trợ và thể hiện tình yêu vô điều kiện: Nếu trẻ không đạt được thành tích tốt, đừng làm cho bé cảm thấy rằng mình đã làm bố mẹ thất vọng hoặc xấu hổ. Hãy luôn ủng hộ con. Bạn có thể tâm sự, khuyến khích trẻ tập luyện nhiều hơn cũng như khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của bé trước mọi người.

Đôi khi bạn không tránh được những lúc so sánh trẻ với bạn bè, nhưng hãy nói về vấn đề đó với một tinh thần lạc quan và lưu ý đến các thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng của bé để điều chỉnh cuộc nói chuyện hợp lý.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm xoang trán – những điều bạn cần biết

(91)
Viêm xoang là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Viêm xoang trán là một trong những chứng viêm xoang thường gặp.Viêm xoang trán là gì?Viêm xoang là tình trạng ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

(41)
Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

20 sự thật thú vị liên quan đến máu trong cơ thể con người

(92)
Chúng ta đều biết, hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người vô cùng phức tạp, đó là lý do tại sao chúng ta cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc trái tim cũng ... [xem thêm]

Giúp bạn nhận biết và xử trí phản ứng dị ứng

(35)
Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là bảo vệ bạn khỏi những chất ngoại lai có thể khiến bạn bị bệnh. Điều này được thực hiện bằng cách sản xuất ra các ... [xem thêm]

7 điều có thể bạn chưa biết nhưng rất cần biết về âm hộ

(38)
Có thể bạn vẫn chưa biết những bí mật này về âm hộ của mình. Nó giống như “người gác cổng” của âm đạo. Những nếp gấp thịt là một phần chính ... [xem thêm]

Ăn no mà không lo béo phì

(15)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

Mù màu ở trẻ nhỏ gây trở ngại đến cuộc sống của con

(62)
Mù màu ở trẻ nhỏ khiến con yêu không phân biệt được màu sắc cũng như gây trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt, sở thích cá nhân sau này.Nếu bé cưng gặp ... [xem thêm]

Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

(77)
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân và sự phát triển bệnh lại biểu hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN