Bí quyết hữu hiệu ngăn ngừa sâu răng

(3.69) - 34 đánh giá

Chăm sóc hàm răng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Bằng những biện pháp đơn giản, bạn có thể nâng cao sức khỏe răng miệng của mình. Các bác sĩ khuyên bạn cần kết hợp giữ vệ sinh răng miệng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống tốt cho răng. Dựa trên nền tảng này, một số bí quyết dễ thực hiện dưới đây sẽ giúp bạn và người thân ngăn ngừa sâu răng, nâng cao sức khỏe răng miệng.

1. Thay đổi thói quen ăn uống

Dù mục tiêu cụ thể của bạn là gì đi nữa thì thay đổi thói quen ăn uống, chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Chúng ta đã biết tiêu thụ các sản phẩm giàu đường sẽ dẫn đến sâu răng và axit phytic có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi. Tuy nhiên, nếu thay đổi thói quen ăn uống, bạn có thể không bao giờ phải đối mặt với những vấn đề như vậy. Ăn uống lành mạnh cũng là một cách để ngăn ngừa sâu răng.

Hãy bổ sung canxi vì đó là thành phần chính yếu cấu tạo nên xương và răng. Canxi có nhiều trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa (chẳng hạn như sữa chua, kem chua và phô mai).

Hãy uống đồ uống không đường. Tránh uống soda, nước trái cây và đồ uống có ga. Bạn có thể uống nước lọc, sinh tố trái cây và trà không đường. Nước rất tốt cho cơ thể của bạn. Nước làm tăng cường hydrat hóa, tăng lượng nước bọt tiết ra để trung hòa axit và làm sạch bên trong khoang miệng.

2. Nhai kẹo cao su không đường

Nghe có vẻ hài hước, nhưng nhai kẹo cao su không đường thực sự có ích cho răng nhiều hơn bạn tưởng. Hầu hết kẹo cao su không đường có xylitol, là chất làm ngọt tự nhiên. Xylitol không dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Thêm vào đó, khi bạn nhai, nước bọt tiết ra nhiều hơn, rửa sạch một cách tự nhiên những mảng thức ăn còn dính lại đâu đó trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa sâu răng.

3. Làm sạch và thay mới bàn chải đánh răng thường xuyên

Chúng ta dùng bàn chải đánh răng để làm sạch răng. Vì vậy nếu muốn chăm sóc hàm răng thật tốt, bạn đương nhiên phải chọn bàn chải đánh răng phù hợp và đảm bảo vệ sinh. Nhưng thực tế thì rất ít người chú ý đến tầm quan trọng của việc chọn lựa bàn chải.

Hãy chọn một bàn chải cỡ nhỏ hoặc trung bình và đảm bảo rằng lông bàn chải có thể chải tới những kẽ hở của răng hàm, nơi thức ăn thường còn bám lại.

Đừng dùng nắp đậy hay bất cứ thứ gì để bọc hay bao phủ đầu bàn chải của bạn vì nó có thể gây ra môi trường ẩm thấp tạo thành một ổ lưu trú, phát triển của vi sinh vật và vi khuẩn. Bạn chỉ cần rửa bàn chải sau mỗi lần sử dụng và để nó khô tự nhiên. Cũng đừng để bàn chải trong nhà vệ sinh, gần khu vực bồn cầu vì các vi khuẩn trong phân có thể bám vào.

Thay mới bàn chải đánh răng thường xuyên vì lông bàn chải sau một thời gian sử dụng sẽ không còn làm sạch răng hiệu quả.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

  • “Bạn nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần”
  • “Cách làm sạch và giữ vệ sinh bàn chải đánh răng”

4. Tuân thủ quy trình chăm sóc răng miệng cơ bản

Lời khuyên này quen thuộc đến mức nhàm chán, nhưng nó luôn đúng và thực sự có hiệu quả, nhất là trong công cuộc ngăn ngừa sâu răng. Theo Hiệp hội Sức khỏe Nha khoa Quốc tế, gần 42% người trưởng thành chỉ sử dụng bàn chải để chăm sóc răng miệng. Đôi khi chúng ta không nhận ra rằng quy trình chăm sóc răng của bản thân còn có phần thiếu sót hoặc cần thay đổi. Nếu bạn muốn giữ để răng không bị sâu quá sớm thì hãy thêm những bước sau vào chu trình chăm sóc răng miệng hàng ngày:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, 2 phút/lần. Cố gắng chải hết bề mặt răng, ở cả những góc xa và khó chải tới nhất.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Đôi khi chải răng cũng không đạt hiệu quả được như dùng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa giúp lấy hết những mẩu thức ăn còn sót lại trong nướu, kẽ răng và loại bỏ vi trùng.

  • Dùng nước súc miệng. Bất kỳ loại nước súc miệng nào cũng có tác dụng kháng khuẩn và diệt các vi khuẩn còn sót lại ở các ngóc ngách trong khoang miệng. Để nước súc miệng giữ được hiệu quả lâu, bạn đừng súc miệng lại với nước thường sau đó.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Lý do bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày”

5. Đến gặp nha sĩ theo định kỳ để làm sạch răng và khoang miệng

Việc đến gặp nha sĩ thường xuyên có khi không mấy dễ chịu nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Dù bạn đánh răng, súc miệng kỹ đến đâu thì vẫn có những vị trí mà tự mình khó lòng tự mình làm sạch.

Nha sĩ sẽ làm sạch chỗ đường viền nướu ở mặt trước và mặt sau răng để loại bỏ mảng bám và cao răng. Vệ sinh thường xuyên là một bước vô cùng quan trọng trong cuộc chiến ngăn ngừa sâu răng. Nhiều người nói rằng họ thích được làm sạch răng và thích cảm giác răng bóng láng sau đó.

6. Bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách tốt giúp ngăn ngừa sâu răng. Việc loại trừ bánh kẹo và đồ ngọt khỏi chế độ ăn giúp bảo vệ răng khỏi những nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, bổ sung thêm vitamin và chất xơ cũng giúp răng khỏe mạnh hơn.

Để thúc đẩy nước bọt tiết ra nhiều hơn nhằm làm sạch khoang miệng, bạn cần tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, các loại hạt và rau. Những thứ tốt nhất là táo, chuối, cải Brussels và đậu Hà Lan.

Hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt. Chúng chứa rất nhiều vitamin B và sắt. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt có chứa magiê, một khoáng chất giúp hấp thụ canxi và làm chắc răng của bạn.

Ăn hải sản thường xuyên hơn nếu bạn muốn bổ sung vitamin D. Cá hồi, cá trích, cá ngừ đóng hộp và cá mòi là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới khi mang thai

(31)
Thông thường, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai bắt đầu diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên, một số ... [xem thêm]

7 điều bí mật về tình dục nàng luôn muốn chàng biết (P2)

(41)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Đi tìm toner cho da nhạy cảm, bí kíp vỗ về làn da

(93)
Toner (hay còn gọi là nước cân bằng, nước hoa hồng) – một sản phẩm tưởng chừng như đơn giản và không được nhiều người chú trọng hóa ra lại là một ... [xem thêm]

Các biện pháp chữa trị bệnh khô mắt (Phần 1)

(71)
Hội chứng mắt khô hoặc bệnh khô mắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra khi mắt bạn không tạo ra đủ nước mắt hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh. Điều ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cay khi mang thai: nên hay không nên?

(82)
Khi mang thai, bạn sẽ thay đổi khẩu vị và bắt đầu thích ăn hoặc ngửi một vài món ăn khác lạ, từ những loại thức ăn thông thường như sô-cô-la hoặc kem ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa những cơn đột quỵ và tình trạng sa sút trí nhớ

(93)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

7 tin đồn bạn không nên tin khi tắm nắng

(42)
Bạn cho rằng người có làn da sẫm màu thì không cần thoa kem chống nắng? Đây là một trong những tin đồn khiến bạn có nguy cơ bị ung thư da khi tắm nắng ... [xem thêm]

Quan hệ ngày rụng trứng có dễ mang thai không?

(73)
Vào những ngày rụng trứng, phụ nữ thường tăng ham muốn tình dục. Vậy quan hệ ngày rụng trứng có dễ mang thai không? Những thông tin trong bài viết sau sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN