Bí quyết để con bạn có một hàm răng khỏe mạnh

(4.26) - 82 đánh giá

Răng chắc khỏe sẽ giúp bạn nhai thức ăn tốt, giúp bạn tránh đau nhức vì bệnh răng miệng và còn giúp bạn có nụ cười tỏa nắng nữa. Mới đây, các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu cho thấy răng chắc khỏe sẽ giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Dưới đây 5 bí kíp cực đơn giản nhưng có thể giúp bạn giữ răng khỏe cả đời nhé!

Bảo vệ răng ngay từ bé

Cứ 4 trẻ em thì có một trẻ bị sâu răng trước khi đến tuổi đi học. Bởi vậy, nên bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, thường là khi trẻ được 6 tháng. Các bà mẹ nên vệ sinh răng của bé bằng miếng vải hoặc gạc sạch sau khi bé uống sữa. Khi trẻ lên 2, bạn hãy tập cho con thói quen tự đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ nhé!

Dùng kem đánh răng có chứa Flo

Flo là thành phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, nó giúp tăng cường men răng, giúp răng chắc và trắng sáng. Hãy chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Flo cho gia đình bạn! Nhưng lưu ý, đối với trẻ nhỏ, hãy sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ bằng hạt đậu, vì quá nhiều Flo có thể gây ra các đốm trắng trên răng.

Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng

Chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trên kẽ răng an toàn hơn dùng tăm tre xỉa răng

Bên cạnh việc chải răng ít nhất 2 lần một ngày, bạn cần nhớ vệ sinh răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa. Đây là cách dễ dàng và an toàn nhất để lấy đi các mảng bám sau khi ăn thay vì dùng tăm. Hãy tập cho con trẻ và cả bố mẹ bạn sử dụng công cụ hữu ích này nhé.

Thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Bàn chải đánh răng nên được thay đổi từ 3 đến 4 lần trong một năm. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến từng thành viên trong nhà để chọn loại bàn chải phù hợp. Bàn chải nhỏ và mềm cho trẻ em, một loại đặc biệt khác nếu bạn đang niềng răng và những loại bàn chải điện với nhiều chức năng dành cho người già.

Tuyệt đối không hút thuốc

Hình ảnh minh họa trên bao thuốc lá có làm bạn ghê sợ? Không đâu, đó chính là bạn mười năm nữa nếu bạn không bỏ thuốc lá từ hôm nay đấy. Ngoài làm răng ố vàng và hơi thơ có mùi hôi, hút thuốc còn làm gia tăng các bệnh về nướu và ung thư vòm họng. Hãy nghĩ cho chính nụ cười của mình đi nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách trị sẹo mụn và da bị tổn thương

(93)
Mụn là một tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi teen. Có rất nhiều cách để trị mụn nhưng nếu bạn không chọn được một cách ... [xem thêm]

7 câu hỏi thường gặp khi cho trẻ uống thuốc

(54)
Cho dù đang cho con uống thuốc do bác sĩ kê hay không, hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc chưa được giải đáp.“Tôi nên cho bé uống bao nhiêu liều? Con tôi có ... [xem thêm]

Đừng ngại nói với chàng về nhiễm khuẩn âm đạo

(100)
Định nghĩaNhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng) là bệnh gì?Nhiễm khuẩn âm đạo, hay viêm âm đạo do vi trùng, là tình trạng số lượng vi khuẩn trong ... [xem thêm]

Bật mí bí quyết trị sẹo lồi hiệu quả tại nhà

(15)
Sẹo lồi là loại sẹo hình thành do sự phát triển bất thường của các mô sợi, khiến da không còn mịn màng và bằng phẳng như trước. Làm thế nào để trị ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà chỉ với tuyệt chiêu đơn giản này!

(53)
Trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học thường rất dễ lây bệnh đau mắt đỏ nếu trong lớp con học có trường hợp mắc bệnh. Khi trẻ bị đau mắt ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của xạ trị chữa ung thư vú

(62)
Xạ trị sử dụng tia X-quang mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là liệu pháp điều trị phổ biến được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Các bức ... [xem thêm]

6 cách giảm quầng thâm mắt không nhọc sức

(38)
Một buổi sáng thức dậy, bạn hẳn sẽ rất buồn lòng khi soi gương và nhận thấy một người phụ nữ với đôi mắt thâm quầng đang nhìn bạn. Tuy nhiên, với ... [xem thêm]

Bệnh Peyronie: nguyên nhân khiến dương vật nhỏ lại

(36)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN