Bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?

(4.01) - 35 đánh giá

Chế độ ăn có một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là những câu hỏi mà không phải bất cứ người bệnh nào cũng biết câu trả lời.

Gout là một loại viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp. Những người mắc bệnh gout có thể bị đau, sưng và viêm khớp đột ngột. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Vậy mắc bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng Hello bacsi giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé.

Bệnh gout là gì?

Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Gần một nửa các trường hợp bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3 – 10 ngày.

Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

Bạn có biết, một số loại thực phẩm giàu purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bạn chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Những thực phẩm chứa nhiều purine có thể kể đến là nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia và một số loại rau. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các loại rau củ chứa nhiều purine thường ít có khả năng kích hoạt các cơn gout. Bên cạnh đó, đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa nhiều purine.

Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

Bệnh gout kiêng ăn gì?

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: Gan, thận, não, tim…
  • Thịt: Thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: Sò điệp, cua, tôm
  • Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Dầu thực vật
  • Các loại hạt
  • Trứng

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

Bên cạnh những thực phẩm tránh dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừu
  • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, chúng bao gồm:

Giảm cân

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì. Việc kiểm soát chế độ ăn uống và tuân theo lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa sự tấn công đột ngột của các cơn gout.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Giúp bạn điều trị bệnh gout (gút) tại nhà
  • Viêm khớp dạng thấp có khả năng làm tổn thương mắt: Tìm hiểu ngay để kịp phòng ngừa
  • Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khôn lường
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn cho người mới tập gym

(74)
Những người mới tập gym nên biết cách xây dựng cho mình bữa ăn khoa học để tăng cường hiệu quả tập luyện. Vậy chế độ ăn cho người mới tập gym như ... [xem thêm]

Hạt vi nhựa là gì và những mối nguy hại tiềm ẩn

(29)
Bạn có biết ước tính trung bình mỗi người ăn phải khoảng 5g nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng (theo nghiên cứu từ Đại học New ... [xem thêm]

Quả việt quất không chỉ bổ dưỡng mà còn ngừa nhiều bệnh tật!

(11)
Việt quất là loại quả mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và nhanh chóng trở nên phổ biến bởi công dụng đặc biệt tốt đối với sức khỏe ... [xem thêm]

8 hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

(25)
Bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ từ những hoạt động đơn giản mỗi ngày như ca hát, đọc sách, nghe điện thoại, ghép chữ… Lợi ích từ ... [xem thêm]

Bệnh suy thận mạn là gì? Các cấp độ của bệnh suy thận và cách phòng tránh

(19)
Suy thận mạn là gì? Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng của thận. Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận ... [xem thêm]

3 bước giúp bạn tìm điểm G của phụ nữ khi “yêu”

(100)
Một trong những bí mật thầm kín của các đấng mày râu là không biết điểm G của phụ nữ ở đâu để khiến nàng sung sướng ngất ngây. Nếu cô ấy thuộc ... [xem thêm]

Bí quyết giúp mẹ bầu giảm chóng mặt khi mang thai

(22)
Mang thai là một quá trình đặc biệt xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ. Suốt quãng thời gian này, cơ thể có rất nhiều thay đổi và bạn sẽ được trải ... [xem thêm]

Can thiệp chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh sớm để đề phòng nhiều biến chứng

(80)
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi trẻ phải trải qua một cuộc vượt cạn đầy khó khăn hoặc tư thế của bé trong bụng mẹ không đúng. Tình trạng này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN