Bệnh viêm ruột ở trẻ: Bố mẹ không thể lơ là!

(4.02) - 20 đánh giá

Hệ tiêu hóa của trẻ em dễ bị tổn thương do chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại rất dễ lây lan, nhất là trong môi trường như nhà trẻ hay trường học.

Hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn. Một số vi khuẩn có vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé nhưng một số vi khuẩn khác lại gây hại và làm cho đường ruột của bé bị viêm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả và an toàn.

Bệnh viêm ruột là gì?

Bệnh viêm ruột là căn bệnh mà trong đó nhiều phần của ruột bị viêm và có thể trở nên loét hoặc đau nhức. Nhiều người nghĩ rằng IBD là bệnh tự miễn. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy bệnh viêm ruột không phải do hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Thay vào đó, bệnh do các loại virus vô hại, vi khuẩn hoặc thức ăn trong ruột gây viêm dẫn đến ruột bị tổn thương.

Bệnh viêm ruột gồm có những loại nào?

Bệnh được chia làm hai loại: Viêm loét ruột và bệnh Crohn. Viêm loét ruột ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ruột già, trong khi bệnh Crohn thường tác động đến các lớp sâu hơn của mô, ở ruột non và đại tràng. Tuy nhiên, bệnh Crohn có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.

Các triệu chứng của bệnh viêm ruột

Các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tình trạng của đường ruột. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Quặn bụng và đau;
  • Tiêu chảy có thể có máu;
  • Sốt;
  • Giảm cân;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Thiếu máu do mất máu.

Tác nhân gây viêm ruột ở trẻ

Viêm ruột thường do virus rota và virus adeno gây ra nhưng vẫn còn có nhiều loại khác nữa. Trẻ em có thể bị viêm ruột nhiều lần.

Trẻ sơ sinh dưới 15 tuần tuổi có thể được tiêm vắc-xin rota virus để giảm nguy cơ bị viêm ruột. Đây là loại vắc-xin miễn phí.

Khi bị viêm ruột do vi khuẩn (trường hợp hiếm khi xảy ra), trẻ có thể đi tiêu ra máu.

Trẻ bị viêm ruột do đâu?

Virus gây viêm ruột sẽ lây truyền nếu:

  • Các bé chạm vào đồ vật nào đó của người đang bị bệnh này;
  • Bé hay cho tay vào miệng.

Đây là loại virus rất dễ lây lan. Chúng có ở mọi nơi xung quanh bé, đặc biệt là nhà trẻ và trường học.

Bệnh viêm ruột ở trẻ có gây ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác?

IBD có thể gây ra một số bệnh như bệnh gan, sỏi mật hoặc sỏi thận. Bệnh còn có thể gây ra thiếu máu khi cơ thể bạn bị mất máu do loét đường ruột.

Các bộ phận khác của cơ thể như khớp, da, hoặc mắt cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh Crohn cũng có thể gây đường rò: Ống dẫn từ các mô phát triển giữa các phần của ruột hoặc giữa ruột và da, hậu môn hay âm đạo. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu nhiễm trùng.

Bệnh Crohn có thể để lại vết sẹo trong ruột non, gây hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non của bé. Khoảng 30% trẻ em mắc các bệnh này, điều này có thể làm chậm sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Viêm loét ruột làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây ra tình trạng megacolon (phình đại tràng) nhiễm độc, khi đó đại tràng trở nên tê liệt và không thể hoạt động như bình thường. Bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị hoặc làm phẫu thuật cắt bỏ.

Làm thế nào để điều trị viêm ruột ở trẻ?

Bệnh viêm ruột có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Steroid và các thuốc ức chế hệ miễn dịch đều có tác dụng kháng viêm. Thuốc kháng sinh có thể giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa.

Khi tình trạng viêm, các triệu chứng như tiêu chảy mất đi và niêm mạc ruột lành, bệnh của bạn đã thuyên giảm. Bạn có thể dự trữ một số loại thuốc để ngăn ngừa tái phát.

Bạn cần có chế độ ăn uống để giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm ruột. Đối với một số trẻ em bị bệnh Crohn, chế độ ăn uống chất lỏng trong thời gian 4-6 tuần có thể giúp cải thiện các triệu chứng, giúp bệnh thuyên giảm, bé lên cân và phát triển tốt.

Cách duy nhất để điều trị đối với viêm loét ruột là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng, đặc biệt đối với các trường hợp nặng kéo dài.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn hoặc có những thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Làm thế nào ngăn chặn sự lây lan của virus viêm ruột?

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh cho con bằng cách:

  • Rửa tay kỹ lưỡng – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi tã và trước khi chế biến thực phẩm. Phụ huynh cần nhắc con luôn rửa sạch và lau khô tay sau khi đi vệ sinh;
  • Giữ phòng tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ;
  • Giặt riêng quần áo bẩn trong nước nóng;
  • Nhắc nhở bé không ăn chung thức ăn, đồ uống đặc biệt là khi ở nhà trẻ hay ở trường;
  • Giữ con cách xa bạn bè và những đứa trẻ khác cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy đã ngừng hẳn. Trẻ bị tiêu chảy không được đến các nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường học cho đến khi đã khỏi bệnh ít nhất 48 giờ.

Triệu chứng nôn ói sẽ giảm đi nhanh chóng nhưng bé có thể bị tiêu chảy đến 10 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng vì khi con được ăn uống đúng cách, tình trạng sẽ sớm cải thiện thôi.

Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 điểm khác biệt giữa thủy đậu và bệnh đậu mùa ở trẻ em

(74)
Thoạt nghe, bệnh thủy đậu và đậu mùa có vẻ giống nhau. Cả hai đều gây ra những nốt phát ban và mụn nước. Song thực tế, chúng là những căn bệnh hoàn ... [xem thêm]

Bật mí bí quyết chăm sóc vùng da quanh mắt

(91)
Có lẽ bạn đang nghĩ: đã dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt thì sử dụng thêm kem dưỡng mí mắt và bọng mắt có vẻ không cần thiết. Vùng da quanh mắt sẽ biểu ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp: Không phải là chuyện đùa!

(82)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

4 nguyên nhân làm tăng huyết áp một cách thầm lặng

(43)
Ngoài những nguyên nhân làm tăng huyết áp thường thấy như ăn mặn, thừa cân hay hút thuốc, nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tim (Mỹ) còn phát hiện một số ... [xem thêm]

Biến nhà bạn thành nơi an toàn cho trẻ em

(31)
Không chỉ ở ngoài trẻ mới có thể gặp nguy hiểm mà trong nhà cũng có nhiều mối hiểm nguy rình rập. Vì vậy, bạn cần nâng cao cảnh giác với những đồ vật ... [xem thêm]

9 ưu điểm từ người hướng nội mà ai cũng phải thán phục

(84)
Người hướng ngoại dường như chiếm rất đông trong các lĩnh vực từ kinh doanh, chính trị cho đến các ngành nghề truyền thông. Những tuýp người này được ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Bỏng Quốc gia

(62)
Viện Bỏng Quốc gia là viện đầu ngành bỏng trong cả nước, một trong hai bệnh viện thực hành của Học viện Quân y. Hiện nay, Viện Bỏng Quốc gia đã tích ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bị bỏng lưỡi để không bị nhiễm trùng

(79)
Tình trạng bỏng lưỡi tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn không biết cách sơ cứu. Bạn nên làm gì khi bị bỏng lưỡi để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN