Bệnh ở môi – Kẻ thù hàng đầu của sắc đẹp

(4.15) - 67 đánh giá

Đôi môi căng mịn, hồng hào sẽ làm cho gương mặt bạn tràn đầy sức sống. Thế nhưng chăm sóc không đúng cách hoặc một số tác nhân bên ngoài có thể gây ra các rối loạn hoặc bệnh ở môi. Vậy nguyên nhân gây bệnh ở môi do đâu và làm thế nào để phòng ngừa chúng. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Các bệnh ở môi và nguyên nhân gây bệnh

1. Sưng môi

Môi bị dị ứng và sưng lên. Phản ứng này xảy ra có thể do cơ địa nhạy cảm với một số loại thực phẩm, đồ uống, thuốc, son môi hoặc do các chất kích thích nhất định gây ra. Khi nguyên nhân được xác định và loại bỏ, môi sẽ trở về trạng thái bình thường. Nhưng trên thực tế thì nguyên nhân gây sưng môi đôi khi khó để xác định. Tình trạng phù mạch di truyền có thể gây ra những cơn sưng định kỳ. Một số bệnh không di truyền, chẳng hạn như hồng ban đa dạng (rối loạn da do nhiều nguyên nhân), cháy nắng, thời tiết lạnh và khô, hoặc chấn thương cũng có thể khiến môi sưng.

2. Viêm môi

Viêm môi có thể là kết quả của sự thiếu hụt vitamin B2 trong chế độ ăn uống và sự thiếu hụt này có thể được điều trị bằng cách bổ sung vitamin B2. Thông thường, khi bị viêm môi ở các góc của miệng sẽ bị kích ứng, có nếp nhăn và bong tróc da nếu một người dùng răng giả mà không tách hàm đầy đủ.

3. Đổi màu môi

Môi đổi màu có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân, đa phần các tác nhân đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, môi cũng có thể đổi màu do hội chứng Peutz-Jeghers, trong đó các polyp (khối u) hình thành trong dạ dày và ruột. Bệnh Kawasaki, một căn bệnh không rõ nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em từ 8 tuổi trở xuống, có thể gây ra khô, nứt môi và khiến niêm mạc miệng chuyển thành màu đỏ.

4. Lở loét môi

Nhiễm virus herpes miệng hoặc giang mai có thể sẽ gây ra lở loét. Bên cạnh đó, vết loét viền cứng cùng một khu vực nhô lên hoặc đau trên môi có thể là dấu hiện nhận biết của ung thư da. Ngoài ra các bệnh về lở loét môi khác như u gai sừng, không có nguyên nhân rõ rệt.

5. Tổn thương môi do ánh nắng mặt trời

Trường hợp này có thể làm cho đôi môi, đặc biệt là môi dưới, cứng và khô. Đốm đỏ hoặc tổn thương có lớp màng mờ màu trắng. Dạng tổn thương môi này có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi ở bạn. Bạn có thể hạn chế thương tổn bằng cách dùng son dưỡng môi chống nắng hoặc đội mũ rộng vành để bảo vệ toàn bộ mặt khỏi ánh nắng mặt trời.

Dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh ở môi là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh ở môi có thể bao gồm:

1. Viêm môi

Với viêm môi, các góc của miệng có thể trở nên đau đớn, sưng tấy, đỏ, nứt và bong tróc.

2. Đổi màu môi

Môi sẽ xuất hiện tàn nhang và các khu vực màu nâu hình dạng bất thường (các đốm màu), các dấu hiệu này có thể kéo dài trong nhiều năm và không gây nguy hiểm. Những đốm nâu đen nhỏ, rải rác có thể là dấu hiệu của một căn bệnh di truyền được gọi là hội chứng Peutz-Jeghers.

Các triệu chứng chung của bệnh ở môi bao gồm: khô môi, nứt, đau, tê, có vết loét hoặc sưng ở môi.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, thời gian và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các bệnh ở môi. Ngoài ra, các dấu hiệu về bệnh ở môi có thể không bùng phát ngay mà sẽ tiềm ẩn trong một thời gian dài.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì khi gặp bệnh ở môi?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà bạn sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, nếu môi bị cháy nắng, dùng son dưỡng hoặc son màu có tác dụng chống nắng và đội mũ rộng vành là biện pháp hiệu quả nhất.

Đối với tình trạng môi khô, nứt nẻ, bạn có thể dùng son dưỡng hoặc Vaseline để duy trì độ ẩm cho môi. Ngoài ra, bạn có thể thoa mật ong, dầu oliu để môi mềm mại hơn.

Nếu môi bị sưng do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ loại thuốc trị dị ứng nào phù hợp với bạn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến bác sĩ ngay nếu tình trạng đau môi, sưng, viêm hoặc vết loét trên môi diễn ra nhiều ngày, không thuyên giảm, hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng kéo dài có thể là dấu hiệu của một dạng bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ở môi?

Một số triệu chứng ở môi có thể là dấu hiệu của những căn bệnh không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế các bệnh ở môi bằng cách:

  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phầm giàu chất xơ. Nước giúp giữ ẩm, ngăn ngừa khô môi;
  • Dùng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng ngăn ngừa tình trạng môi nứt nẻ, đồng thời chống lại tác hại của tia cực tím với môi. Luôn dùng son dưỡng chống nắng và đội nón rộng vành để bảo vệ mặt và môi;
  • Bổ sung Vitamin B2 để ngăn ngừa viêm môi;
  • Không liếm môi, liếm môi có thể khiến môi khô hơn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

Bí quyết tập luyện sau điều trị ung thư vú

(60)
Dù bạn đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư vú nào đi chăng nữa, thì một trong những điều quan trọng nhất để trị ung thư vú hiệu quả vẫn là ăn ... [xem thêm]

Hiểu rõ chỉ số kem chống nắng để có lựa chọn phù hợp nhất

(64)
Thường xuyên sử dụng kem chống nắng nhưng liệu bạn đã biết ý nghĩa của chỉ số SPF và các ký hiệu khác trên mỗi tuýp kem? Việc hấp thụ ánh nắng mặt ... [xem thêm]

Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao?

(35)
Khi bắt đầu tập luyện thể thao, chắc hẳn mỗi người đều nhận thức được những nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, từ chạy bộ, đạp xe đến chơi bóng đá ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị khô da: Mẹ đừng chần chừ tìm cách chữa!

(81)
Với các tác nhân hóa học, vật lý và vi khuẩn nhiều như hiện nay, da của trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng rất nhạy cảm và thiên khô. Nếu mẹ không chăm sóc da ... [xem thêm]

Có nên cho bé bú khi bị sốt do viêm vú hay không?

(59)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh. Thế nhưng, không phải trong suốt quá trình cho con bú lúc nào mẹ cũng khỏe mạnh. Đôi lúc, mẹ cũng có ... [xem thêm]

7 cách cai nghiện thủ dâm hiệu quả bạn NÊN THỬ

(28)
Bạn có bao giờ rơi vào tâm trạng lo lắng, chán nản, thậm chí ám ảnh chỉ vì thủ dâm quá mức? Những cách cai nghiện thủ dâm dưới đây sẽ giúp bạn từ ... [xem thêm]

Thanh lăn massage mặt: “Dụng cụ tập thể dục” bé xinh

(67)
Có lẽ bạn đã từng thấy các cô gái Hàn Quốc trong phim sử dụng thanh lăn massage mặt như một thói quen làm đẹp hàng ngày. Bạn có biết thanh lăn bé xinh này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN