Bệnh chắp mắt ở trẻ sơ sinh: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

(3.72) - 73 đánh giá

Bệnh chắp mắt ở trẻ em thường xuất hiện do nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt. Cần tìm ra cách chữa trị sớm để bảo vệ đôi mắt trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm khác.

Cha mẹ luôn muốn biết tất cả mọi thứ liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của bé. Thế nhưng, một ngày bỗng bạn nhìn thấy trên mí mắt bé xuất hiện một vết sưng đỏ. Điều này khiến bạn bất ngờ và lo lắng. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số thông tin về bệnh chắp mắt ở trẻ sơ sinh nhé.

Bệnh chắp mắt ở trẻ em là gì?

Chắp mắt hay dân gian còn quen gọi mọc lẹo ở mắt là tình trạng có một vết sưng đỏ, gây đau, thường xuất hiện ở mí trên hoặc mí dưới của bé. Chắp mắt có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài mí mắt. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện ở mép mí mắt hoặc trên lông mi.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chắp mắt

Một vết sưng đỏ bên dưới mí mắt thường giống như một cục u cứng. Nó sẽ tự biến mất trong một tuần. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

  • Nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt.
  • Nhiễm trùng thường là do vi khuẩn gây ra. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Khi bị chắp mắt ở trẻ em, bạn không cần đưa trẻ đi khám ngay. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đưa bé đi bác sĩ.
  • Triệu chứng của bệnh chắp mắt

    Bệnh chắp mắt có thể khiến bé cảm thấy đau đớn và bỏng rát vì những vết chắp có thể chứa đầy mủ.

  • Ngoài bị đau, bé còn có thể cảm thấy khó chịu do vết chắp khiến bé cảm thấy như dưới mí mắt có hạt bụi.
  • Đôi khi, bạn cũng sẽ nhìn thấy một chất lỏng màu trắng hoặc vàng chảy ra từ vết chắp.
  • Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nhanh nhất

    Thông thường, bệnh chắp mắt ở trẻ em sẽ tự biến mất trong một tuần. Vết sưng sẽ tự “vỡ” và mủ sẽ chảy ra. Tuy nhiên, bạn có thể làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bằng cách giữ cho đôi mắt bé luôn sạch sẽ.

    Dưới đây là một vài bước để chăm sóc mắt cho bé khi bé bị chắp mắt:

  • Nước nóng
  • Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em là ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm. Sau khi vắt nước, đặt lên mắt bé.

    • Làm điều này vài lần một ngày. Nó sẽ giúp vết chắp mềm và mau “vỡ”. Như vậy, mủ sẽ chảy ra và vết chắp tự biến mất.
    • Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng để nước quá nóng vì có thể khiến bé khó chịu.
  • Dầu gội dành cho trẻ sơ sinh
  • Bạn có thể làm sạch đôi mắt của bé bằng cách sử dụng một miếng bông sạch nhúng trong dung dịch dầu gội dành cho trẻ sơ sinh pha loãng.

    • Những loại dầu gội này an toàn với bé vì chúng có thành phần dịu nhẹ không làm cay hay làm tổn thương đến mắt của bé.
    • Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc vệ sinh mắt có bán ở các tiệm thuốc tây.

    Cách hạn chế lây lan bệnh chắp mắt ở trẻ em

    Nếu bé chỉ bị một bên mắt, đừng dùng khăn đã lau mắt bị bệnh cho bên mắt còn lại vì vi khuẩn có thể lây lan từ mắt này sang mắt khác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ người này sang người khác. Do đó, bạn không nên dùng chung khăn với bé. Hãy nhớ rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mắt bé.

    Bạn không cần phải cách ly bé khi ở nhà hoặc ở trường. Thay vào đó, bạn chỉ cần thực hiện đúng các bước điều trị trước khi bé đi học và sau khi bé tan học. Yêu cầu người trông trẻ rửa tay thường xuyên và cẩn thận không dùng chung khăn của bé với những đứa bé khác. Nếu bé đi học, hãy nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên trong ngày.

    Khi nào nên đến bác sĩ?

    • Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên đưa bé đến bác sĩ.
    • Nếu bé hơn 4 tháng tuổi, hãy đưa bé đến bác sĩ nếu vết chắp bao phủ toàn bộ mi mắt trên hoặc mí mắt dưới. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển bệnh viêm tế bào quanh ổ mắt.
    • Bạn cũng nên đưa bé đến bác sĩ nếu vết chắp không bị “vỡ” và chảy mủ sau 1 tuần chườm ấm hoặc nếu bé xuất hiện nhiều vết chắp hoặc vết chắp mới xuất hiện ngay sau khi vết chắp cũ biến mất.
    • Bác sĩ có thể chỉ yêu cầu bạn chườm ấm cho bé. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng.
    • Nếu bé bị nhiễm trùng nặng, bạn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị.

    Phòng bệnh chắp mắt ở trẻ em

    Không có cách nào đề phòng tình trạng này. Trẻ em bị chắp mắt thường xuyên hơn người lớn. Một số bé lại dễ bị chắp mắt hơn một số bé khác. Nếu bé thường xuyên bị, bạn có thể giảm thiểu chúng bằng cách rửa mí mắt mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

    Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số cách để chăm sóc bé khi bé bị chắp mắt. Hãy nhớ rửa tay thường xuyên để hạn chế lây lan nhé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang chìm đắm trong sự cô đơn

    (27)
    Ngay cả khi đang bận rộn, sự cô đơn vẫn có thể nhấn chìm bạn với cảm giác trống rỗng trong trái tim… Bạn có biết những thói quen hàng ngày nào chứng ... [xem thêm]

    Nặn mụn bọc tại nhà thế nào mới không để lại thâm, sẹo rỗ?

    (92)
    Nặn mụn bọc được xem là một trong những phương pháp chúng ta có thể làm tại nhà. Mụn bọc sẽ dễ dàng được loại bỏ, trả lại cho bạn là da mềm mịn, ... [xem thêm]

    7 bí quyết giúp bạn có cơ bụng săn chắc hơn

    (76)
    Để có cơ bụng săn chắc, liệu bạn chỉ đơn giản thực hiện vài động tác gập người mỗi ngày là đã có thể lộ rõ các múi cơ hay cần kết hợp thêm ... [xem thêm]

    [Hỏi đáp bác sĩ] Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

    (25)
    Câu hỏi tim đập nhanh có nguy hiểm không luôn đè nặng những người mắc bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp hở van tim hay gia đình có tiền ... [xem thêm]

    Giải mã nguyên nhân bị bóng đè để ngủ ngon giấc hơn

    (30)
    Bạn đã khi nào trải qua cảm giác khi đang ngủ mà có ai đó đang đè chặt lên ngực khiến bạn không thể thở được nhưng không thể nào chống cự lại? Đó ... [xem thêm]

    7 phương pháp tự nhiên giúp bạn xua đuổi côn trùng

    (83)
    Các loại côn trùng như kiến, gián, nhện, rệp… có thể bám đầy thức ăn, làm tổn thương da với vết cắn và nhiều tác hại khác cho sức khỏe. Nếu không ... [xem thêm]

    6 tác hại của việc xem tivi quá mức

    (32)
    Béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim nằm trong số những bệnh gây ra bởi việc xem truyền hình quá nhiều. Dưới đây là những tác hại của việc xem TV, ... [xem thêm]

    Bệnh lao: thực trạng lây nhiễm ở Việt Nam

    (83)
    Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN