Bật mí cách vắt sữa bằng tay độc đáo và 7 lợi ích liên quan

(3.53) - 72 đánh giá

Vắt sữa bằng tay đúng cách giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với máy vắt sữa. Mẹ hãy tham khảo những cách vắt sữa dưới đây, đặc biệt là kỹ thuật Marmet sẽ làm mẹ bất ngờ hơn nhiều.

Sau khi bé cưng chào đời, bên cạnh niềm vui và sự hạnh phúc, bạn cũng cần phải học tập rất nhiều điều. Cách vắt sữa bằng tay được xem là cả một “nghệ thuật” trong việc cho con bú ở nhiều chị em. Bài viết sẽ chỉ ra cho bạn những mẹo cực hay để vắt sữa bằng tay hiệu quả và 7 lợi ích không ngờ.

Kỹ thuật vắt sữa bằng tay là gì?

Vắt sữa bằng tay là một kỹ năng quan trọng mà các mẹ nên trang bị cho mình. Kỹ năng này với kỹ năng thay tã cho bé đúng cách là 2 điều cần thiết mà bạn cần phải học để chăm sóc cho bé.

Trong 6 tháng đầu, có thể bạn nghĩ rằng mình chỉ cần cho con bú theo cách thông thường “da kề da”. Thế nhưng, thực tế cho thấy, đôi lúc bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống mà bạn chỉ có thể cho bé bú bình chứ không thể cho bé bú theo cách thông thường được.

Bên cạnh đó, cũng sẽ có lúc bạn phải gửi bé và nhờ người thân trông giùm. Lúc này, cách tốt nhất là bạn nên vắt sữa vào bình để cho bé bú.

Ưu điểm của việc vắt sữa bằng tay là gì?

Vắt sữa bằng tay đem đến rất nhiều lợi ích như:

  • Không tốn kém
  • Đơn giản, không phải làm quá nhiều
  • Tiết kiệm được thời gian khử trùng thiết bị
  • Thuận tiện, bạn không cần phải xách theo những dụng cụ vắt sữa nặng nề mỗi khi đi du lịch
  • Không cần dùng đến điện
  • Giảm cảm giác khó chịu khi vắt sữa bằng máy
  • Phương pháp này sẽ giúp kích thích và đẩy nhanh phản xạ sữa xuống.
  • Các bước kích thích phản xạ sữa xuống bằng tay

    Trước khi vắt sữa bằng tay, bạn cần nhớ một số bí quyết sau để việc vắt sữa diễn ra hiệu quả. Bên cạnh đó, những bí quyết này cũng giúp bạn vắt được một lượng sữa tối đa mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.

    Sữa được giải phóng từ các tế bào phế nang/túi ở bên trong vú của mẹ. Khi các phế nang này được kích thích, chúng sẽ co bóp và đẩy sữa vào ống dẫn. Quá trình này được gọi là phản xạ xuống sữa (MER). Để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất, bạn có thể làm theo những bước sau:

    1. Mát xa

    Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

    • Xác định vị trí các tế bào tiết sữa và mát xa chúng
    • Bắt đầu từ phía trên, di chuyển ngón tay theo chuyển động tròn, sau đó nhấn mạnh vào một điểm trên vú
    • Sau khi xoa bóp trong vài giây, hãy lấy ngón tay ra và di chuyển đến vị trí kế tiếp, đừng trượt ngón tay trên vú
    • Tiếp tục xoa bóp theo chuyển động tròn, bắt đầu từ phía trên cùng và di chuyển về phía đầu ti. Phương pháp mát xa này giống như phương pháp kiểm tra ung thư vú.

    2. Vuốt bầu ngực

    Vuốt cả hai bầu ngực từ thành ngực xuống núm vú theo một đường thẳng chỉ bằng đầu ngón tay của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và kích thích phản xạ xuống sữa.

    3. Lắc ngực

    Bạn hãy lắc ngực một cách nhẹ nhàng để trọng lực hỗ trợ việc tống sữa ra ngoài.

    Vắt sữa bằng tay với kỹ thuật Marmet

    Kỹ thuật vắt sữa Marmet là cách vắt sữa bằng tay hiệu quả nhất. Thậm chí, những mẹ trước đây tiết ít sữa hoặc không có sữa khi thực hiện phương pháp này đều có kết quả tuyệt vời.

    Kỹ thuật Marmet được phát triển bởi Chele Marmet, một người phải vắt sữa bằng tay trong một thời gian dài vì bệnh. Cô nhận thấy rằng phản xạ xuống sữa của mình không tốt khi bé bú. Do đó, cô đã nghĩ ra phương pháp mát xa để kích thích phản xạ này. Phương pháp này được thực hiện như sau:

    1. Vị trí đặt tay

    • Bạn đặt ngón cái đặt ở một phía của núm vú, cách ngón trỏ và ngón giữa khoảng 2,5cm.
    • Đặt ngón cái ở vị trí 12 giờ, ngón trỏ và ngón giữa đặt ở vị trí 6 giờ và khum lại thành hình chữ C ôm lấy vùng quầng vú.
    • Các ngón tay phải nằm trên một đường thẳng với núm vú.
    • Bàn tay tránh khum thành hình chén quanh bầu ngực mà hãy tập trung ở vùng núm.

    2. Ấn nhẹ

    • Tiếp theo, bạn ấn nhẹ vú về phía thành của lồng ngực. Nếu ngực lớn, hãy nâng vú lên rồi hãy ấn. Không duỗi các ngón tay khi ấn.

    3. Lăn tròn

    • Bạn hãy lăn tròn các ngón tay từ viền và giữa vú về phía núm vú
    • Đè mạnh, thay đổi ngón giữa thành ngón trỏ trong khi ngón cái lăn tròn về phía trước
    • Hãy hình dung nhịp vắt sữa giống như nhịp bé đang bú bạn.

    Lặp lại quá trình này thường xuyên để sữa thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nếu bạn đang siết chặt vú, kéo, giựt đầu núm vú hoặc trượt các ngón tay thay vì lăn thì bạn đã làm sai. Phương pháp này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng sẽ không làm bạn đau.

    4. Quy trình và thời gian vắt sữa

    Kỹ thuật Marmet là sự kết hợp giữa việc vắt sữa và việc kích thích phản xạ xuống sữa. Toàn bộ quá trình mất khoảng từ 20 – 30 phút.

    Kích thích = Mát xa, vuốt, lắc

    Vắt sữa = Vị trí, ấn và lăn

    • Vắt mỗi bên vú trong khoảng từ 5 – 7 phút.
    • Mát xa cả hai ngực cùng lúc trong 1 phút
    • Vắt sữa mỗi bên khoảng từ 3 – 5 phút
    • Mát xa cả hai ngực cùng lúc trong 1 phút
    • Vắt sữa mỗi bên khoảng 2 – 3 phút.

    Một số bí quyết khác khi vắt sữa bằng tay

    Bạn hãy dành nhiều thời gian để làm quen với việc xác định vị trí các ống sữa và quá trình vắt sữa.

    • Chườm ấm trước khi bắt đầu vắt sữa. Điều này giúp bạn cảm thấy thư giãn và làm nóng ngực.
    • Ngồi nghiêng về phía trước hoặc cúi xuống để vắt sữa. Ở tư thế này, bạn sẽ vắt được nhiều hơn so với ngồi hoặc nằm.
    • Chuẩn bị sẵn bình đựng sữa.

    Qua những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm thông tin về cách vắt sữa mẹ bằng tay. Ngoài ra, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ 6 tháng đầu, nếu còn gặp phải các vấn đề khác như tắc tia sữa, bạn có thể tham khảo và đọc thêm bài viết “Khó chịu vì bị tắc tia sữa: Làm sao để chữa trị?“.

    Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bạn biết gì về tĩnh mạch mạng nhện?

    (41)
    Tĩnh mạch mạng nhện thường không gây đau đớn và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng lại có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da.Tĩnh ... [xem thêm]

    Giải đáp thắc mắc trẻ bắt đầu biết nói khi nào?

    (88)
    Trẻ mấy tuổi biết nói là thắc mắc mà nhiều bố mẹ hiện nay quan tâm. Việc nắm rõ những cột mốc về việc trẻ biết nói khi nào sẽ giúp bạn nhận ra con ... [xem thêm]

    6 tiêu chí chọn mua sản phẩm tẩy rửa gia dụng giúp ngừa dị ứng da cho bé

    (58)
    Giữa vô vàn những sản phẩm tẩy rửa gia dụng, làm sao để mẹ có thể lựa chọn được những “chiến binh” an toàn và thân thiện với làn da nhạy cảm của ... [xem thêm]

    10 thức uống giúp bạn tăng cường miễn dịch

    (27)
    Các loại thức uống tăng cường miễn dịch vừa ngon miệng lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và giúp phòng bệnh tự nhiên. Với những loại ... [xem thêm]

    10 bí quyết thời trang che mỡ bụng giúp bạn tự tin hẹn hò

    (74)
    Mặc dù có khảo sát cho thấy đàn ông thích phụ nữ đầy đặn hơn là mình hạc xương mai nhưng điều này cũng không khiến các cô nàng có vòng eo bánh mì cảm ... [xem thêm]

    Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ bị tiểu đường

    (62)
    Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân (IHP) là một bảng chi tiết những điều trẻ cần ở trường, khi nào cần và người cung cấp. Dữ liệu liên quan đến ... [xem thêm]

    Tìm hiểu 8 tác dụng uống cà phê mà bạn sẽ thích mê

    (53)
    Tác dụng uống cà phê mỗi ngày với số lượng phù hợp khá phong phú, từ việc cải thiện hiệu suất công việc cho đến tăng cường sức khỏe.Bạn có thói ... [xem thêm]

    Rối loạn tâm lý ở trẻ em, bố mẹ đừng xem thường!

    (68)
    Bạn nghĩ rằng tình trạng rối loạn tâm lý chỉ xảy ra ở người lớn khi họ gặp những khó khăn, áp lực bởi trăm nghìn mối lo “cơm, áo, gạo, tiền”? Tuy ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN