Giải đáp thắc mắc trẻ bắt đầu biết nói khi nào?

(3.88) - 88 đánh giá

Trẻ mấy tuổi biết nói là thắc mắc mà nhiều bố mẹ hiện nay quan tâm. Việc nắm rõ những cột mốc về việc trẻ biết nói khi nào sẽ giúp bạn nhận ra con có chậm nói hay không và các vấn đề liên quan khác.

Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là mỗi bé có một đặc điểm thể trạng và những cột mốc phát triển riêng biệt ở những thời điểm khác nhau. Con bạn sẽ đạt được cột mốc đó khi bé đã sẵn sàng. Vì vậy, đừng so sánh sự phát triển của bé với “con nhà hàng xóm”. Điều bạn cần làm là tìm hiểu về những cột mốc phát triển quan trọng mà con đã đạt được để đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường.

Trước khi bé bắt đầu biết nói, cột mốc đầu tiên bé sẽ đạt được là phát ra những âm thanh rù rì. Bé sẽ phát ra những âm thanh rù rì với nhiều giai điệu và âm vực khác nhau cho đến khi bé biết nói.

Cuộc nói chuyện đầu tiên của bé sẽ không dùng lời nói. Bé sẽ nói chuyện với bạn thông qua các cử chỉ và hành động mà không có bất kỳ âm thanh nào như nheo mắt, nhăn mặt… Bé sẽ có các cử chỉ này để bày tỏ các nhu cầu của mình như đói, sợ hãi, buồn ngủ, lo lắng…

Trẻ mấy tuổi biết nói?

1. Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi, bạn sẽ thấy bé quan sát nhiều hơn trước. Bé sẽ bắt đầu lắng nghe giọng nói của bạn, theo dõi cử động môi và bắt đầu phân biệt các giọng nói và âm thanh khác nhau. Bé cũng bắt đầu thể hiện sự phấn khích khi có âm nhạc. Đó có thể là bản nhạc mà bạn mở cho bé nghe, âm thanh tiếng chim hót, tiếng vỗ tay theo nhịp điệu…

Bạn cũng sẽ cảm nhận được sự yêu thích của bé đối với một số âm thanh nhất định, chẳng hạn bé thích nghe giọng phụ nữ hơn là giọng đàn ông. Nếu mẹ là người chăm sóc chính thì bé sẽ cảm thấy như vậy. Nếu bạn có cho một bé nghe một số âm thanh khi bé còn ở trong bụng thì lúc này bé sẽ thích những âm thanh này hơn.

Sau 3 tháng, bé sẽ bắt đầu tạo ra những âm thanh rù rì khác nhau và lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi, nhiều bé sẽ bắt đầu biết nói bập bẹ và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Một số từ đầu tiên mà bé nói có thể là “ba-ba” hoặc “ma-ma”.

Khi ở giai đoạn cuối tháng thứ 6 đầu tháng thứ 7, bé sẽ bắt đầu phản ứng lại khi nghe được gọi tên. Nếu bạn nói nhiều ngôn ngữ khi ở nhà, bé sẽ bắt đầu nhận ra điều đó. Ở lứa tuổi này, bé có thể sử dụng âm thanh của mình để bày tỏ cảm xúc của bản thân như hạnh phúc, buồn, sợ hãi, tức giận…

Đừng nhầm lẫn những âm thanh đầu tiên của bé là những lời nói chuyện. Dù bé có nói “ba-ba”, điều đó không có nghĩa là bé đang gọi “bố”. Đa số những từ mà bé phát ra trong giai đoạn này đều là ngẫu nhiên.

3. Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 tháng tuổi

Khi 9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu một số từ cơ bản mà bạn sử dụng. Bé có thể hiểu được một số từ đơn giản như “xin chào”, “tạm biệt” và thậm chí là từ “không” dù từ bé sử dụng có thể không cùng nghĩa với từ mà bạn đang dùng. Bé bắt đầu dùng nhiều tiếng rù rì hơn ở các tông giọng khác nhau.

4. Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 12 tháng tuổi

Lúc 1 tuổi, bé có thể nói được một số từ như “mẹ”, “ba” và một vài từ khác. Lúc này, bạn có thể cảm nhận trẻ bắt đầu biết nói nhiều hơn và rõ ràng hơn trước rất nhiều khi con vừa chạm mốc thôi nôi.

Đa số các bé đều nói được một vài từ và biết kết nối từ với nghĩa của chúng. Ví dụ, khi nói “mẹ”, bé sẽ biết rằng từ này chỉ bạn.

Bé sẽ bắt đầu hiểu một số yêu cầu đơn giản như “không”, “ngồi xuống”… Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bé sẽ làm theo những yêu cầu này.

5. Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 18 tháng tuổi

18 tháng, bé sẽ nói được ít nhất 10 từ, gia đình nên dạy bé tập nói một cách khoa học. Bé cũng có thể chỉ vào các vật thể, các bộ phận trên cơ thể và những người khác nhau để đặt tên. Trẻ bắt đầu biết nói và cố gắng lặp lại những từ mới mà con nghe được. Nếu bạn thường xuyên nói chuyện với bé nguyên câu, bé sẽ nhớ được từ cuối cùng và lặp lại nó.

Ở tuổi này, bé vẫn chưa nói tròn vành rõ chữ được, chẳng hạn thay vì nói “uống nước” thì bé sẽ nói “nuốt ước”…

6. Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi

2 tuổi, bé sẽ biết sắp xếp các từ lại với nhau khi nói. Bé sẽ nói được những cụm từ ngắn và nói những câu đơn giản. Ví dụ, bé có thể nói được các câu như “tạm biệt mẹ”, “cho con sữa”…

7. Cột mốc bé 3 tuổi

Lúc này, bé sẽ có nhiều từ vựng hơn. Trẻ bắt đầu biết nói những cụm từ dài hơn. Bé có thể nói và giải thích nghĩa của các từ “buồn”, “hạnh phúc”…

Là bố mẹ, ai cũng hạnh phúc khi được nghe những âm thanh đầu tiên khi trẻ bắt đầu biết nói. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà gây áp lực bắt bé phải tập nói khi bé chưa sẵn sàng. Hãy để bé phát triển theo đúng tốc độ của riêng mình nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 mẹo đánh tan cơn đau bụng kinh hiệu quả

(62)
Chứng đau bụng kinh (còn được biết đến như là chứng thống kinh) gây ra cảm giác đau ở bụng dưới. Tình trạng này thường xảy ra trước hoặc trong chu kỳ ... [xem thêm]

Mách bạn các bài tập giúp giảm đau xương cụt

(28)
Xương cụt bị tổn thương khiến bạn không thể ngồi hoặc hoạt động như bình thường? Những bài tập nào có thể giúp giảm đau?Các cơn đau ở khu vực ... [xem thêm]

8 cách dạy trẻ chậm nói cực hiệu quả được các chuyên gia nhi khuyên dùng

(79)
Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này, bởi số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng ... [xem thêm]

Con bạn nên hay không nên ăn bắp cải?

(22)
Bắp cải vốn dĩ là món ăn khá quen thuộc trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Ngoài vị giòn, ngọt tự nhiên, loại rau này còn mang lại vô vàn những ... [xem thêm]

7 câu hỏi thường gặp khi cho trẻ uống thuốc

(54)
Cho dù đang cho con uống thuốc do bác sĩ kê hay không, hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc chưa được giải đáp.“Tôi nên cho bé uống bao nhiêu liều? Con tôi có ... [xem thêm]

Bệnh đau mắt đỏ: Có thể do dị ứng phấn hoa

(86)
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều ... [xem thêm]

10 công việc khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm

(53)
Bạn thấy mình rất dễ căng thẳng và cáu gắt? Rất có thể công việc hiện tại chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm đấy! Hàng năm, có ... [xem thêm]

7 bí quyết duy trì lịch tập thể dục cho mẹ bầu

(37)
Tập thể dục khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn hỗ trợ rất nhiều cho thai nhi, đem lại nhiều thuận lợi khi bạn chuyển dạ và sinh con. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN