6 cách đơn giản giảm chứng đau lưng cho mẹ

(4.07) - 66 đánh giá

Việc sử dụng tinh dầu để giảm đau lưng là một gợi ý thú vị, biện pháp này có nhiều lợi ích về mặt chống viêm và chống co thắt.

Theo các chuyên gia, cơn đau lưng xuất hiện dưới nhiều hình thức và do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Một số triệu chứng phổ biến nhất đi kèm với đau lưng bao gồm viêm, sốt, tê gần mông, đau nhói, không tự chủ, đau kéo dài ở chân hoặc khó tiểu. Thông thường, việc đến gặp bác sĩ là điều cần được ưu tiên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với việc dùng tinh dầu để mang đến hiệu quả giảm đau lưng tối đa.

Trong bài viết này, Chúng tôi giới thiệu đến bạn 10 loại tinh dầu giảm đau lưng hiệu quả cùng những lưu ý trong cách dùng.

1. Tinh dầu xô thơm

Việc sử dụng loại tinh dầu này là một cách đơn giản để giảm đau lưng, giảm viêm và co thắt cơ hoặc dây chằng. Khi lưng bạn bị đau, các cơ ở khu vực này thường bị giới hạn khả năng vận động và không thể duỗi ra được.

Việc sử dụng dầu cây xô thơm sẽ giúp làm dịu những cơ bắp đó và hỗ trợ bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Cách sử dụng:

Trộn 4 – 5 giọt dầu xô thơm cùng dầu nền, chẳng hạn như dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa, sau đó bôi lên vùng bị đau. Massage nhẹ nhàng khu vực này để da hấp thụ được tối đa dưỡng chất và đem lại hiệu quả giảm đau một cách tốt nhất.

2. Tinh dầu oải hương

Là một trong những loại tinh dầu nổi tiếng nhất, tinh dầu chiết xuất từ hoa oải hương có thể giúp giảm đau lưng bằng cách đẩy lùi tình trạng cơ thắt cơ lưng và giảm căng thẳng, đồng thời làm dịu tâm trí cũng như giảm viêm.

Cách sử dụng:

Bạn có thể thoa dầu hoa oải hương ở dạng không pha loãng (chỉ một vài giọt) vào vị trí đau hoặc đơn giản là khuếch tán loại tinh dầu này trong khu vực sinh hoạt để mang lại bầu không khí thư giãn cả ngày.

3. Tinh dầu hoa cúc

Chắc hẳn bạn không mấy xa lạ khi nghe nói đến tinh dầu hoa cúc. Loại tinh dầu này từ lâu đã nổi tiếng bởi những tác dụng tích cực đối với sức khỏe tâm lý cũng như thể chất. Theo các chuyên gia, dầu hoa cúc là một phương thuốc giảm đau kháng viêm hiệu quả nhờ vào các thành phần hữu ích.

Cách sử dụng:

Bạn có thể thêm một vài giọt dầu hoa cúc vào một tách trà để bổ sung thêm chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm mạnh mẽ khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn dầu hoa cúc cùng dầu thầu dầu, sau đó chà nhẹ lên da để giảm đau lưng.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

4. Tinh dầu gừng giảm đau lưng

Gừng là loại thảo mộc rất phổ biến, trong củ gừng chứa những hợp chất tốt cho sức khỏe, tác động đến dạ dày và làm dịu tình trạng viêm. Bên cạnh đó, khi được chiết xuất thành tinh dầu, gừng sẽ trở thành một chất làm ấm có thể được dùng ngoài da và trên vùng lưng nhằm giảm đau, ngăn ngừa co thắt, thúc đẩy chữa lành cơ xương khớp đang bị tổn thương.

Cách sử dụng:

Tinh dầu gừng có dược lực khá cao và dễ gây rát da. Do đó, bạn nên kết hợp loại dầu này cùng dầu nền (chẳng hạn như dầu hạnh nhân, dầu hướng dương hoặc dầu jojoba) sau đó bôi lên vị trí đang cảm thấy nhức mỏi nhằm giảm đau lưng.

5. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà mang trong mình đặc tính làm dịu, làm mát và chống viêm, rất lý tưởng cho chứng đau lưng. Nguyên do là loại dầu này có thể nhanh chóng làm các cơn đau do chấn thương cấp tính hoặc căng thẳng biến mất. Đồng thời tinh dầu bạc hà còn đem đến sự bảo vệ lâu dài, chống viêm và căng cứng ở lưng dưới.

Cách sử dụng:

Bạn có thể xoa bóp da bằng tinh dầu bạc hà để làm giảm đau lưng. Bên cạnh đó, nếu yêu thích mùi hương của bạc hà, bạn hãy khuếch tán loại tinh dầu này trong phòng để mang lại hiệu ứng thư giãn, sảng khoái.

6. Tinh dầu mù tạt

Nếu tình trạng đau lưng của bạn là kết quả do chấn thương, dầu mù tạt có thể là giải pháp tốt nhất. Với khả năng kích thích lưu lượng máu tăng cường hoạt động trên bề mặt da, việc sử dụng loại dầu này có thể giúp giảm đau lưng, hồi phục các cơ và dây chằng đang bị căng, là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Cách sử dụng:

Hãy làm ấm dầu bằng cách nhỏ dầu lên tay và chà xát nhẹ nhàng hai lòng bàn tay vào nhau, sau đó xoa bóp lên vùng lưng bị đau. Nhờ vào đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, dầu sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

7. Tinh dầu hạt tiêu

Hạt tiêu là một loại gia vị rất quen thuộc với mọi người chúng ta. Tinh dầu ép từ loại hạt này sẽ trở thành phương thuốc chống viêm nhờ vào sự hiện diện của piperine. Cùng với mùi hương nồng nàn, dầu hạt tiêu sẽ nhanh chóng giúp bạn giảm đau và đẩy lùi tình trạng viêm ở khu vực này.

Cách sử dụng:

Trừ khi có làn da rất nhạy cảm, bạn không cần pha loãng dầu hạt tiêu mà chỉ lấy một lượng vừa đủ, xoa lên tay để làm ấm dầu rồi xoa bóp lên vùng cơ bị nhức mỏi.

8. Tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo vốn rất phổ biến cho việc hỗ trợ điều trị viêm khớp, đau cơ xơ hóa và dĩ nhiên là có cả đau lưng. Theo các chuyên gia, loại tinh dầu này chứa axit rosmarinic, một chất chống oxy hóa với nhiều lợi ích đáng kinh ngạc, có thể kích thích chữa lành và làm dịu cơn đau cùng một lúc!

Cách sử dụng:

Làm giảm đau lưng, bạn hãy trộn 5 giọt dầu hương thảo với một thìa dầu dừa và sau đó chà kỹ vào vùng đang cảm thấy nhức mỏi trên cơ thể. Bạn hãy đảm bảo rằng hỗn hợp được thấm vào da hoàn toàn bằng cách massage thật kỹ.

9. Dầu húng quế

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, các cơn đau có thể xuất hiện và tấn công bạn. Tin vui là việc sử dụng dầu húng quế có thể giúp làm dịu những tình trạng trên một cách hiệu quả.

Cách sử dụng:

Thêm 3 – 4 giọt dầu húng quế vào một chiếc khăn ấm và áp lên khu vực bị nhức mỏi để giảm đau lưng. Ngoài ra, một số người lại thích ngửi mùi của loại tinh dầu này vì các hợp chất trong húng quế cũng có hiệu quả cao cho mục đích kháng viêm, hạn chế cơn đau cũng như nâng cao tinh thần.

10. Tinh dầu cây bách xù

Các chất làm dịu, an thần và chống co thắt của tinh dầu bách xù sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho việc làm giảm đau lưng hoặc viêm. Loại dầu này cũng có thể làm giảm sự lo lắng về tinh thần, nguyên nhân gây ra sự căng cứng của các cơ trong cơ thể, bao gồm cả lưng.

Cách sử dụng:

Thêm 5 – 10 giọt dầu cây bách xù vào bồn nước ấm và sau đó ngâm mình trong 20 – 30 phút.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã chọn cho mình được một loại tinh dầu giảm đau lưng và biết cách sử dụng để tăng hiệu quả.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn giảm cân: Thực đơn Low carb

(79)
Áp dụng ngay thực đơn low carb giảm cân để có vóc dáng cân đối bạn nhé với những thực phẩm như trứng, salad rau củ, nấm, cà chua,… cho mỗi bữa ăn hằng ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết về liệu pháp bổ sung testosterone

(83)
Khi tuổi tác tăng, mức testosterone sẽ giảm nên bạn sẽ khó lòng duy trì được vóc dáng săn chắc, sức khỏe dẻo dai hay tinh thần vui vẻ như trước. Thế nhưng, ... [xem thêm]

6 cách chăm sóc bàn tay phụ nữ thêm mịn màng hơn

(53)
Công việc ở chỗ làm, việc chăm nom nhà cửa hay việc bếp núc đã ngày càng làm đôi tay của người phụ nữ kém xinh. Đã đến lúc bạn cần quan tâm và chăm ... [xem thêm]

Thảo dược có giúp bạn mang thai?

(62)
Rất nhiều người đang sử dụng các loại thảo dược vì tin rằng chúng là một trong những cách dễ thụ thai. Tuy nhiên, bạn không nên dùng những thảo dược ... [xem thêm]

Cách làm bánh tét đơn giản giúp bạn trổ tài ngày Tết

(14)
Nếu biết cách làm bánh tét ngày Tết, đây sẽ là món ăn giúp cả gia đình bạn đoàn tụ bên bếp lửa hồng và là một món ngon để bạn đem đi biếu hay thết ... [xem thêm]

Hội chứng buồng trứng đa nang

(54)
Tìm hiểu chungHội chứng buồng trứng đa nang là bệnh gì?Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn hoóc -môn. Trong buồng trứng của phụ nữ bị bệnh ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm

(19)
Thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm đều là những bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể gây ra những cơn đau khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu chất sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày

(36)
Chứng thiếu hụt sắt chính là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – đặc biệt thường phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai, theo Trung tâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN