Bạn đã biết về bệnh Thalassemia?

(3.8) - 95 đánh giá

Bệnh thalassemia là bệnh về máu mang tính di truyền (tức là truyền từ cha mẹ đến con cái thông qua gen) xảy ra khi cơ thể không tạo đủ protein hemoglobin, một phần quan trọng của hồng cầu. Khi không có đủ hemoglobin, hồng cầu không hoạt động hiệu quả và chỉ sống được trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy có rất ít các tế bào hồng cầu khỏe mạnh đi vào trong máu.

Hồng cầu mang oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể. Oxygen là một loại thực phẩm tế bào sử dụng để hoạt động. Khi không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, thì không đủ oxy cung cấp cho tất cả các tế bào khác của cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu hoặc khó thở. Bệnh này gọi là thiếu máu. Những người bị bệnh thalassemia có thể bị thiếu máu nhẹ hoặc nặng. Thiếu máu nặng có thể gây tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể và dẫn đến tử vong.

Có những loại bệnh thalassemia nào?

Bệnh thalassemia được phân chia theo 2 vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, bệnh được phân chia theo phần nào của hemoglobin bị ảnh hưởng (thường là “alpha” hoặc “beta”). Thứ 2 phân chia theo mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu bằng những từ thường được dùng để phân loại mức độ nặng của bệnh như người lành mang gen bệnh, mức độ nhẹ, trung bình, nặng.

Hemoglobin mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể, cấu tạo từ hai phần khác nhau, được gọi là alpha và beta. Khi thalassemia được gọi là loại “alpha” hoặc “beta”, tức là phần đó của hemoglobin không được tạo ra. Nếu một trong hai alpha hoặc beta không được tạo ra thì sẽ không có đủ vật liệu để tạo ra số lượng hemoglobin bình thường. Thiếu alpha được gọi là alpha thalassemia. Thiếu beta được gọi là beta thalassemia.

Những từ thường được dùng để phân loại mức độ nặng của bệnh là người lành mang gen bệnh, mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Bệnh nhân có dấu hiệu thalassemia có thể không có bất kỳ triệu chứng gì hoặc chỉ có thiếu máu nhẹ, trong khi một người thiếu máu nặng có thể có các triệu chứng nghiêm trọng và cần truyền máu thường xuyên.

Cũng giống như các đặc điểm màu tóc và cấu trúc cơ thể được truyền từ cha mẹ đến con cái, thalassemia cũng được truyền từ cha mẹ sang con cái như vậy. Loại thalassemia phụ thuộc vào số lượng gen bệnh và loại gen bệnh mà cha mẹ truyền sang cho họ. Ví dụ, nếu một người nhận gen gây bệnh beta thalassemia nhẹ từ cả cha và mẹ, người đó sẽ có beta thalassemia mức độ nặng. Nếu một người nhận được gen gây bệnh alpha thalassemia nhẹ từ mẹ và các gen alpha bình thường từ cha, người đó sẽ là người lành mang gen bệnh. Người lành mang gen bệnh nghĩa là bạn sẽ không có triệu chứng nào, nhưng bạn có thể truyền cho con bạn và làm tăng nguy cơ thalassemia cho con cái mình.

Đôi khi, thalassemia có tên gọi khác như là thiếu máu Cooley. Những tên này cụ thể cho từng kiểu bệnh thalassemia. Ví dụ, thiếu máu Cooley là tên gọi khác của beta thalassemia mức độ nặng.

Bệnh thalassemia có những triệu chứng nào?

Những người mức độ trung bình và nặng của thalassemia thường sẽ biết bệnh của họ từ thời thơ ấu, do họ có những triệu chứng của thiếu máu nặng khi mới chào đời. Những người mức độ nhẹ chỉ có thể tìm ra bệnh khi lớn lên họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, hoặc có thể vì bác sĩ phát hiện bệnh thiếu máu trên xét nghiệm máu định kỳ hoặc kiểm tra vì lý do khác.

Bởi vì thalassemia là bệnh di truyền, nên bệnh đôi khi lan truyền cả gia đình. Một số người phát hiện ra mình bị thalassemia vì họ có họ hàng có bệnh tương tự và đã đi kiểm tra thử.

Những người có các thành viên gia đình từ vùng khác trên thế giới có nguy cơ thalassemia cao hơn. Đặc điểm thalassemia phổ biến hơn ở các nước Địa Trung Hải, như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và châu Á, châu Phi, và Trung Đông. Nếu bạn bị thiếu máu và bạn cũng có các thành viên gia đình từ các vùng này, bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn kỹ hơn nữa để biết bạn có thalassemia không.

Do thalassemia là bệnh di truyền từ cha mẹ đến con cái, nên rất khó để bạn phòng ngừa bệnh này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau đầu khi có kinh nguyệt: Liệu có đáng lo?

(25)
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường khiến bạn chẳng còn động lực để làm gì và chỉ muốn nằm ườn trên giường say giấc nồng. Vậy cơn đau đầu khi ... [xem thêm]

12 nguy cơ rạn nứt mối quan hệ với bạn đời bạn nên tránh

(96)
Dân gian ta thường nói: “Vợ chồng như đũa có đôi” quả không sai. Muốn được vậy, hai bạn phải cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống để gia đình ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của sữa đối với trẻ sơ sinh

(15)
Nghiên cứu về khả năng nhận thức của em bé khi được cha mẹ trò chuyện được tiến hành bởi hai nhà tâm lý học đến từ Đại học New York và Đại học ... [xem thêm]

3 điều bạn cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

(22)
Bạn phiền muộn vì buồn tiểu thường xuyên? Thống kê cho thấy những phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong ... [xem thêm]

Tử cung nhỏ và những ảnh hưởng của nó đến khả năng mang thai

(94)
Bạn nghe nói tử cung nhỏ là một dạng dị tật tử cung gây khó khăn cho việc mang thai, sinh con, thậm chí là vô sinh nên rất lo lắng khi mình được chẩn đoán ... [xem thêm]

Muốn con tăng chiều cao, đừng bỏ qua việc tập luyện thể dục

(29)
Một người cao lớn có nhiều cơ hội, hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Muốn con tăng chiều cao, hãy cùng con tập các bài tập căng cơ, cổ và kéo giãn cột sống. ... [xem thêm]

8 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng bạn nên tránh

(17)
Bạn nghĩ rằng sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt và chỉ khi nào ra ngoài nắng mới cần dùng đến loại mỹ phẩm này? Đây là những sai ... [xem thêm]

Cẩn thận dùng thuốc trị biến chứng bệnh thận

(73)
Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.Nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN