Bạn đã biết gì về triệu chứng đau mắt đỏ?

(3.57) - 66 đánh giá

Đau mắt đỏ là một vấn đề nhãn khoa tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng đau mắt đỏ khác nhau.

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là tình trạng xảy ra khi kết mạc, lớp màng mỏng nằm giữa mí mắt và tròng trắng, bị viêm. Viêm khiến các mạch máu nhỏ (mao mạch) trong kết mạc trở nên nổi rõ bất thường. Điều này gây ra sự khó chịu cũng như sự xuất hiện của sắc tố hồng hoặc đỏ ở tròng trắng mắt, một trong những triệu chứng đau mắt đỏ đặc trưng. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Tùy vào loại viêm kết mạc mà bạn mắc phải, bạn có thể bắt gặp một hoặc nhiều triệu chứng đau mắt đỏ khác nhau. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng đau mắt đỏ sẽ kéo dài bao lâu?

Những triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến

Nhìn chung, nếu bị viêm kết mạc, bạn sẽ thấy cơ thể có các biểu hiện như:

  • Tròng trắng mắt chuyển đỏ hoặc hồng (do mao mạch giãn nở), tùy vào mức độ bệnh tiến triển
  • Mắt sưng tấy, thường là kết mạc và mí mắt
  • Tuyến lệ hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng nước mắt chảy thường xuyên
  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Thường dùng tay dụi mắt
  • Cảm thấy ngứa mắt, mắt bị kích ứng hoặc nóng rát
  • Mủ hoặc chất nhầy xuất hiện, khiến lông mi dính vào nhau, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Không thoải mái khi đeo kính áp tròng hoặc kính không ở đúng vị trí trên mắt

Bên cạnh những biểu hiện thông thường như trên, mỗi loại viêm kết mạc còn có triệu chứng đau mắt đỏ đặc trưng riêng, bao gồm:

Nguồn: Thenjeye.com

Đau mắt đỏ do nhiễm virus

  • Các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, sốt, nhức đầu, đau nhức chân tay và đau họng có khả năng xảy ra cùng lúc với hiện tượng đau mắt đỏ
  • Thông thường bệnh sẽ phát ở một bên mắt và có nguy cơ lây sang mắt còn lại trong vài ngày tiếp theo
  • Nước mắt chảy ra bình thường, không đặc

Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn

  • Thường xuất hiện mủ hoặc chất nhầy, dẫn đến tình trạng lông mi dính vào nhau
  • Đôi khi nhiễm trùng tai xảy ra

Đau mắt đỏ do dị ứng

  • Thường xảy ra ở cả hai mắt
  • Có thể gây ngứa dữ dội, chảy nước mắt liên tục và mắt sưng tấy
  • Có thể xảy ra với các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa mũi, hắt hơi, rát họng hoặc hen suyễn

Đau mắt đỏ do hóa chất gây ra

  • Có thể tiết ra nước mắt và chất nhầy

Hạch bạch huyết sưng: triệu chứng đau mắt đỏ hiếm gặp

Hạch trước tai trở nên sưng và hơi mềm. Bạn có thể cảm thấy dưới da nổi lên một hạt đậu. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể với nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Giúp bạn bỏ túi một số biện pháp chữa viêm kết mạc.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt nếu cơ thể biểu hiện những dấu hiệu như:

  • Tơ máu xuất hiện dày đặc ở tròng trắng của mắt
  • Mắt đau rát
  • Thị lực bị tác động mạnh

Những triệu chứng này đại diện cho tính nghiêm trọng của hiện tượng đau mắt đỏ. Lúc này, nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời, viêm kết mạc có nguy cơ gây nên một số biến chứng rắc rối, chẳng hạn như sưng giác mạc.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Bố mẹ cần phải làm gì?

Ngoài lề: Một số thông tin về viêm kết mạc

  • Đau mắt đỏ có thể là hệ quả từ vấn đề dị ứng, kích thích hoặc nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus đôi khi còn có mối liên hệ với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Thuốc kháng sinh chỉ hoạt động hiệu quả nếu hiện tượng đau mắt đỏ ở bạn là do vi khuẩn gây ra. Đối với những trường hợp viêm kết mạc khác, loại thuốc này không thật sự hiệu nghiệm.
  • Các triệu chứng đau mắt đỏ thường chỉ kéo dài hai tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt có thể lâu hơn.
  • Hai điều bạn cần ghi nhớ nếu bị viêm kết mạc là:
    • Lưu ý vấn đề vệ sinh, đặc biệt luôn rửa tay cẩn thận với xà phòng
    • Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm hay kể cả dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm vì nó có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xơ vữa động mạch – Nguyên do của các nguy cơ đột quỵ

(18)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Hạt hồ đào: Dồi dào dưỡng chất cho cơ thể

(97)
Nhiều người thường nhầm lẫn hạt hồ đào là hạt óc chó. Thực chất, hai loại hạt này khá khác nhau và cùng đem đến nhiều lợi ích dinh dưỡng tốt cho ... [xem thêm]

Tác hại của kính áp tròng: Bạn chớ nên xem thường

(22)
Tác hại của kính áp tròng thường xuất phát từ việc bạn bất cẩn, sơ xuất trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản loại kính này, dẫn đến nhiều hệ ... [xem thêm]

Cho con sử dụng điện thoại di động: Lợi hay hại?

(16)
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, dường như người người, nhà nhà đều sắm cho mình ít nhất một chiếc điện thoại đi động. Trẻ em rất hứng ... [xem thêm]

Thai nhi 16 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(10)
Khi thai nhi đạt mốc 16 tuần tuổi, bạn sẽ thấy bụng của mình hơi nhô lên một chút. Bên cạnh đó, bé yêu cũng đang phát triển dần dần.Nếu bạn đang thắc ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người bị tiểu đường kèm cao huyết áp

(99)
Chế độ ăn dành cho người bị cao huyết áp DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) không chỉ giúp kiểm soát tình trạng huyết áp tăng mà còn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

(52)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu bà bầu bị trĩ có nên sinh thường

(19)
Phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian mang thai và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị trĩ. Tùy vào mức độ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN