Bạn có thể bị bạo hành tinh thần mà không hề hay biết!

(3.89) - 73 đánh giá

Bạo hành tinh thần có thể đến từ chính những người bạn yêu thương mà bạn chẳng thể nhận ra cho đến khi nỗi đau trở nên quá sức chịu đựng.

Bạn có bao giờ trải qua khoảng thời gian dài bị bỏ mặc, đe dọa hoặc cảm thấy hoảng sợ bởi một người mà bạn cực kỳ quan tâm? Bạn có từng bị chỉ trích hoặc buồn phiền theo một cách tiêu cực bởi sự đối xử và thái độ của một thành viên gia đình? Hay có bao giờ bạn nhận được sự thờ ơ khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người mà bạn luôn thương yêu? Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều từng trải nghiệm những cảm giác hẫng hụt và tổn thương về tinh thần mà không hề nghĩ rằng đây cũng là một dạng “bạo lực tâm lý” mà đối phương hành xử với mình.

Việc trải qua bất kỳ vấn đề tiêu cực nào kể trên đều không phải là chuyện nhỏ. Thực tế, không phải hình thức bạo lực nào cũng có thể nhìn thấy bằng mắt. Đây cũng là lý do tại sao rất ít người trong chúng ta nhận ra bản chất thật sự của hình thức “bạo hành tinh thần”. Nếu người bạo hành không khiến bạn đau đớn hoặc tổn thương về mặt thể chất, điều này không có nghĩa là họ không tác động tiêu cực đến tâm lý! Hình thức bạo lực tâm lý này được gọi là “bạo hành tinh thần”.

Bạo hành tinh thần diễn ra như thế nào?

Người bạo hành tinh thần, nghĩa là người có các hành vi tổn hại đến tâm lý của người khác, thường sẽ không thể hiện các hành vi bạo hành cho đến khi họ nhận thấy người bị bạo hành hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Điều đáng buồn hơn là tình trạng bạo hành tinh thần này lại thường xảy ra phổ biến trong nhiều gia đình, các cặp vợ chồng cũng như các mối quan hệ thân mật. Cảm giác lệ thuộc của người kia có thể khiến người bạo hành cảm thấy tự tin hơn và trở nên tàn nhẫn hơn.

Vòng tròn bạo hành tinh thần thường diễn ra như sau:

Sẵn sàng làm mọi thứ để được bạn tin tưởng

Để chiếm được lòng tin và cảm tình của bạn, đối phương sẽ cư xử và hành động giống hệt như một người bạn tốt bụng. Trong lúc này, họ sẽ khiến cho bạn nghĩ xấu về gia đình và bạn bè xung quanh. Có thể họ sẽ nhấn mạnh cho bạn thấy sự tốt bụng cũng như tầm quan trọng của họ trong khi chỉ trích hành vi của những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đối với bạn. Đối phương cũng có thể bịa đặt những điều không đúng về những người mà bạn yêu thương khiến bạn mất lòng tin về họ. Rõ ràng, đây không phải là biểu hiện của một mối quan hệ lành mạnh khi đối phương luôn tìm cách chia rẽ tình cảm của bạn với người khác.

Thử thách giới hạn chịu đựng của chính bạn

Tiếp theo, đối phương có thể tấn công bạn âm thầm bằng cách phớt lờ, chỉ trích hoặc dọa dẫm bạn hoặc nói với người xung quanh là họ rất may mắn khi có bạn bên cạnh. Điều này sẽ vô hình khiến bạn dựa dẫm đối phương nhiều hơn mà không biết rằng họ chính là người bạo hành tinh thần. Do đó, mỗi lần mà bạn vô tình “chấp nhận” để người bạo hành chạm đến giới hạn và “lấn lướt” bạn, người bạo hành sẽ ngày càng cư xử quá đáng hơn.

Những người này luôn biết cách làm thế nào để khiến bạn không thể rời xa họ bằng cách cô lập các mối quan hệ xung quanh bạn, làm cho bạn chỉ có thể dựa dẫm vào họ. Đây chính là lúc vòng tròn bạo hành được xây dựng hoàn chỉnh cùng các giai đoạn khác nhau như hình thành sự căng thẳng, bắt đầu tấn công, gây nên tổn thương rồi xin lỗi và lặp lại các cử chỉ quan tâm, yêu thương. Giai đoạn quan tâm chính là khoảng thời gian ngắn họ dành ra để xoa dịu bạn, khiến bạn quên đi những tổn thương tinh thần mà họ gây ra. Và đây cũng chính là lúc người bạo hành chuẩn bị cho vòng lặp bạo hành khác phá vỡ các giới hạn khác của bạn!

Những tổn thương của bạo hành tinh thần

Trên thực tế, những tổn thương về mặt tinh thần mà người bạo hành gây ra cho bạn có thể còn nghiêm trọng hơn là các vết thương thể chất. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ y tế để chữa lành khi gặp phải các chấn thương cơ thể. Còn đối với tổn thương tinh thần, thậm chí bạn khó có thể nhận thức được rằng bản thân đã bị tổn thương sâu sắc như thế nào. Chính điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Một tổn thương tâm lý nghiêm trọng thậm chí có thể kéo dài vĩnh viễn và tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Những nạn nhân của nạn bạo hành tinh thần thường mất đi sự tự tin vốn có, đồng thời trở nên nhút nhát và ít nói. Thậm chí, họ sẽ không bao giờ còn có thể cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Làm sao để thoát khỏi bạo hành tinh thần?

Nếu bạn đang bị bạo hành tinh thần, hoặc biết một ai đó đang là nạn nhân của tình trạng này, hãy thử áp dụng những biện pháp sau đây:

1. Không nhân nhượng trước những hành vi quá đáng: Người bạo hành thường có xu hướng muốn thu hút sự chú ý của bạn. Do đó, khi bạn ngừng chú tâm hoặc phản ứng lại với hành vi quá đáng của họ, họ sẽ dần dần không thể kiểm soát bạn nữa. Thậm chí, dù cho bạn sẽ nhận lại hàng loạt các tin nhắn hăm dọa, chỉ trích hay khuyên nhủ đi nữa, điều bạn cần làm là phớt lờ cũng như không trả lời lại bất kỳ điều gì mà họ nói. Đừng lo lắng bởi vì đây không phải là hành vi bất lịch sự mà chính là cách để bạn tự bảo vệ mình khỏi tổn thương tâm lý.

2. Cắt đứt quan hệ với người bạo hành: Hãy nhớ rằng việc loại bỏ hoàn toàn sự xuất hiện của những người này ra khỏi cuộc sống của bạn không phải là một hành vi yếu đuối hay trốn tránh. Ngược lại, điều này cho thấy rằng bạn đã đủ dũng cảm để tự mình đối mặt với vấn đề và bạn cần chủ động tránh tiếp xúc với những người này. Họ sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng và không khiến bạn bận tâm nữa.

3. Tìm kiếm sự ủng hộ từ bạn bè và người thân: Bạn cần có ai đó cạnh bên để an ủi và hỗ trợ bạn mỗi khi bạn nản lòng và gặp khó khăn. Hãy mở rộng lòng mình, chia sẻ cảm xúc thật sự của bạn với những người thân yêu như gia đình, bạn bè hay bất cứ ai bạn có thể gửi gắm niềm tin. Vì thế, hãy tìm kiếm người bạn thật sự có thể giúp bạn bắt đầu một mối quan hệ mới, suy nghĩ cho bạn cũng như tôn trọng những giới hạn của bạn. Sự xuất hiện của họ chính là sự hỗ trợ lớn nhất khiến bạn thoát khỏi vòng tròn bạo hành tinh thần này.

Hãy thoát khỏi tình trạng bị bạo hành tinh thần bằng cách không nhân nhượng hoặc cho phép ai làm tổn thương đến bản thân mình, bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Du lịch khi bị tiểu đường: làm sao để tận hưởng niềm vui?

(69)
Du lịch khi bị tiểu đường tưởng chừng như sẽ gây ra nhiều khó khăn, trở ngại nhưng nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng một chút, chuyến đi vẫn sẽ suôn sẻ ... [xem thêm]

Làm sao kiểm soát chứng mất ngủ khi bị ung thư gan?

(57)
Mất ngủ, hay khó ngủ, là vấn đề phổ biến ở các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là với những người bị ung thư gan. Điều này được xem như là một phản ... [xem thêm]

Học cười theo kiểu người Nhật để Tết thêm vui

(39)
Học cười đang là xu hướng của các nhân viên văn phòng tại Nhật Bản. Nhiều công ty bán lẻ và dịch vụ Nhật Bản khuyến khích nhân viên tham dự các khóa ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn có làn da căng bóng tự nhiên

(94)
Có khi nào bạn ao ước hay cảm thấy ghen tị với làn da căng bóng của ai đó? Chỉ cần áp dụng một vài bí quyết nhỏ, bạn sẽ có một làn da căng bóng và ... [xem thêm]

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi chết đi?

(30)
Cái chết đối với nhiều người có thể là chủ đề kiêng kỵ, thậm chí còn rất khó nói vì gợi nên cảm giác sợ hãi đầy bí ẩn. Thật ra, việc tìm hiểu ... [xem thêm]

Những lưu ý khi đi du lịch quốc tế

(65)
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh khi đi du lịch nước ngoài: Điều cần lưu ý trước khi đi du lịch Hãy lên kế hoạch trước. Nếu ... [xem thêm]

Bạo lực gia đình: Hãy bảo vệ bạn và con bạn

(86)
Bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình là sự lạm dụng hay bạo hành gây ra bởi người chăm sóc, cha mẹ, vợ hoặc chồng hay một bạn tình có quan hệ ... [xem thêm]

Làm sao để biết bé bị dị ứng với thức ăn?

(21)
Dị ứng thức ăn xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại trong thức ăn. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh sau bữa ăn. Các triệu chứng này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN