Bạn biết gì về phẫu thuật nâng mũi?

(4.17) - 26 đánh giá

Nâng mũi là một phẫu thuật tiến hành trên mũi với mục đích thay đổi hình dạng hoặc giúp cải thiện chức năng của mũi.

Nâng mũi có thể được thực hiện vì lý do y tế như cải thiện các vấn đề về hô hấp liên quan đến mũi hoặc chỉnh sửa các biến dạng do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, một số người quyết định nâng mũi vì lý do thẩm mỹ để thay đổi hình dáng và diện mạo mũi.

Quyết định phẫu thuật nâng mũi

Nếu bạn đang có ý định thực hiện một cuộc phẫu thuật nâng mũi, hãy đặt một cuộc hẹn với bác sĩ phẫu thuật và thảo luận về những việc liên quan. Khi đó, bạn cần nói với bác sĩ về mục đích và điều bạn cần thay đổi trên mũi của mình.

Bạn cần nhớ rằng không có gì là hoàn hảo cả. Phẫu thuật nâng mũi sẽ giúp bạn nhấn mạnh vẻ đẹp độc đáo và tự nhiên, khiến bạn có một gương mặt ấn tượng hơn.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá cấu trúc mũi và các đặc điểm khác trên khuôn mặt bạn. Sau đó, bác sĩ có thể cho bạn biết kỳ vọng của bạn có thể thực hiện được hay không.

Ngoài ra, bạn cũng được khám sức khỏe tổng quát và bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những rủi ro, thời gian phục hồi và chi phí liên quan khi phẫu thuật.

Thực tế có rất nhiều phương pháp để định hình lại mũi. Bác sĩ cũng sẽ mô tả cho bạn chính xác quá trình thực hiện nâng mũi phù hợp.

Quá trình phẫu thuật nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi thường không cần ở lại bệnh viện qua đêm. Trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc cục bộ. Với gây mê toàn thân, bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật. Còn đối với gây tê cục bộ, bạn được gây tê ở vùng mũi để không cảm thấy đau nhưng bạn vẫn tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật.

Khi tiến hành nâng mũi, bác sĩ phẫu thuật thực hiện các vết cắt bên trong lỗ mũi. Trong trường hợp khó khăn hơn, bác sĩ phải thực hiện các vết cắt trên nền mũi. Sau đó, họ sẽ định hình lại xương bên trong và sụn để tạo ra vẻ ngoài bắt mắt hơn cho mũi.

Các loại phẫu thuật nâng mũi

Thông thường sẽ có các loại phẫu thuật nâng mũi cơ bản sau:

1. Phẫu thuật nâng mũi mở

Kiểu phẫu thuật này sẽ có một vết mổ nhỏ được thực hiện dưới chóp mũi, giữa lỗ mũi. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tiếp cận hoàn toàn với các cấu trúc mũi, sau đó điều chỉnh mũi thành hình dạng như mong muốn của bệnh nhân.

Những người muốn thay đổi hình dạng mũi nhiều hơn thường sẽ thực hiện kỹ thuật này. Các vết sẹo sau khi mổ sẽ được giấu tốt hơn trong các đường nét tự nhiên của mũi.

2. Phẫu thuật nâng mũi kín

Các vết mổ trong kiểu phẫu thuật này được thực hiện ở bên trong lỗ mũi. Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho những bệnh nhân cần điều chỉnh cấu trúc mũi ít hơn để đạt được những cải thiện mong muốn.

Ưu điểm của phẫu thuật nâng mũi kín là không có sẹo rõ sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phù hợp với các thủ thuật nâng mũi phức tạp hơn.

3. Phẫu thuật chỉnh đầu mũi

Phẫu thuật chỉnh đầu mũi giúp định hình lại mũi hơn là các kỹ thuật tạo các vết cắt trên mũi. Phẫu thuật chỉ giúp định hình lại đầu mũi mà không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong mũi. Bác sĩ có thể phối hợp với phương pháp phẫu thuật mở hoặc kín để xử lý khi chỉnh hình mũi.

Rủi ro khi phẫu thuật nâng mũi

Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết hoặc phản ứng dị ứng với thuốc gây mê. Quá trình nâng mũi cũng có thể có một số rủi ro như sau:

  • Khó thở
  • Chảy máu cam
  • Mất cảm giác ở mũi
  • Mũi bất đối xứng
  • Để lại sẹo trên mũi

Đôi khi một số người không hài lòng với kết quả sau khi phẫu thuật. Nếu bạn muốn thực hiện phẫu thuật nâng mũi lần thứ hai, bạn cần đợi cho đến khi mũi của bạn được hồi phục hoàn toàn trước khi thực hiện phẫu thuật tiếp theo. Điều này có thể mất đến một năm.

Phục hồi sau khi nâng mũi

Sau khi phẫu thuật, mọi người thường phải đeo nẹp bên trong mũi ở tuần đầu tiên. Bạn có thể bị sưng hoặc thấy xuất hiện vài vết bầm xung quanh mắt sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, những biểu hiện đó sẽ được cải thiện sau ba ngày hay một vài trường hợp có thể kéo dài đến hai tuần.

Mũi của bạn có thể hơi sưng nhẹ và bình thường trở lại sau 6 tháng. Khi đó, hình dạng mũi trở nên rõ ràng hơn và mũi cũng sẽ lành hoàn toàn.

Bạn lưu ý tránh các hoạt động gắng sức trong vòng 3–6 tuần sau khi phẫu thuật. Sau đó, bạn có thể quay lại các hoạt động thường ngày ngay sau 2–3 tuần mà không có bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận ra rằng bạn đã thực hiện một phẫu thuật nâng mũi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 mẹo phòng ngừa tình trạng da tay lão hóa sớm

(64)
Thông thường, phái đẹp thường có xu hướng chỉ quan tâm chăm sóc da mặt hay dưỡng da toàn thân mà lơ là việc nâng niu đôi bàn tay xinh xắn. Hằng ngày, tay ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu

(12)
Đa hồng cầu là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, có hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh đa hồng cầu ở Hoa Kỳ vào năm 2003. ... [xem thêm]

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm vú

(73)
Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, điều này khá là khó khăn. Thậm chí, đôi lúc ... [xem thêm]

17 tháng

(45)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

Ăn tối bên ngoài mà vẫn không sợ lên cân

(96)
Chắc chắn rằng nếu bạn thực sự muốn được khỏe mạnh, bạn cần phải tự nấu ăn và chỉ dành những dịp đặc biệt để ăn ngoài. Tuy nhiên, chúng ... [xem thêm]

Bảo vệ người bạn đời tránh khỏi viêm gan B như thế nào?

(40)
Nếu bạn mắc phải viêm gan siêu vi B, bạn đời của bạn sẽ trở thành người chăm sóc, hỗ trợ và là chỗ dựa vững chắc của bạn. Tuy nhiên, việc luôn bên ... [xem thêm]

10 điều bạn nên nhớ để ăn chay lành mạnh

(41)
Nhiều người cho rằng ăn chay thì sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thậm chí làm “yếu người đi”. Thật ra ăn chay lành ... [xem thêm]

Mách mẹ cách giúp con “đuổi” mụn trứng cá tuổi teen

(98)
Bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến da của con bạn xuất hiện mụn. Khi đó, nếu bố mẹ không hướng dẫn trẻ chăm sóc đúng cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN