Bạn biết gì về điều trị hiếm muộn?

(3.91) - 47 đánh giá

Chi phí điều trị hiếm muộn là bao nhiêu? Bạn sẽ có khả năng mang thai sau khi thực hiện phương pháp điều trị hiếm muộn hay không?

Hiếm muộn là tình trạng gây hoang mang cho hầu hết các cặp vợ chồng. Làm sao để điều trị tình trạng này? Chi phí cho mỗi lần điều trị và tỷ lệ thành công sau mỗi lần điều trị là bao nhiêu? Hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Chi phí điều trị hiếm muộn

Việc điều trị hiếm muộn không hề rẻ chút nào. Chi phí trung bình cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo là 280 triệu đồng cho một lần điều trị. Số tiền này thay đổi tùy thuộc vào lượng thuốc bạn cần, nơi bạn sinh sống và liệu bệnh viện bạn điều trị có các chương trình hoàn tiền hay giảm giá khi bạn thực hiện điều trị nhiều lần không. Bảo hiểm y tế sẽ thường không gồm chi phí điều trị vô sinh, do đó bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi chọn một phương pháp nào đó.

Khả năng có con sau khi thực hiện phương pháp điều trị hiếm muộn

Nhiều phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai sẽ được kê toa clomiphene citrate – một loại thuốc uống hỗ trợ rụng trứng. Khoảng 35% phụ nữ dùng loại thuốc này sẽ có khả năng mang thai trong quá trình điều trị (thường là từ 3 đến 6 lần điều trị).

Khi kết hợp thuốc hỗ trợ rụng trứng (clomiphene citrate) với phương pháp thụ tinh trong tử cung, tỷ lệ mang thai có thể tăng lên từ 10 đến 20% sau mỗi quá trình điều trị. Đối với phụ nữ từ 34 tuổi trở xuống, khoảng 46% số phụ nữ có thể mang thai nhờ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Con số đó giảm xuống:

  • 38% đối với phụ nữ tuổi từ 35 đến 37;
  • 29% đối với phụ nữ tuổi từ 38 đến 40;
  • 19% đối với phụ nữ tuổi từ 41 đến 42;
  • 9% đối với phụ nữ từ 43 tuổi trở lên.

Khoảng 22% phương pháp điều trị với công nghệ hỗ trợ sinh sản cho kết quả rất khả quan. Tỷ lệ này sẽ tăng lên tới khoảng 46% đối với các cặp vợ chồng sử dụng trứng hiến tặng.

Việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc, hạn chế rượu và cà phê, cải thiện chế độ ăn uống của người mẹ cũng giúp nâng cao tỷ lệ mang thai. Bên cạnh đó, chế độ ăn của các ông chồng cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, khả năng thụ thai thành công cũng phụ thuộc rất lớn vào tuổi tác và vào tiền căn của mẹ. Phụ nữ trên 40 tuổi thường khó mang thai hơn phụ nữ trẻ. Do đó, bạn nên tìm một người sẵn sàng hỗ trợ mình hoặc một người bạn có thể trò chuyện với bạn trước, trong và sau quá trình điều trị.

Những con số về kết quả điều trị hiếm muộn có đáng tin cậy không?

Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ được nghe những số liệu thống kê từ cơ hội sinh sản cho tới khả năng mang thai ngoài tử cung của các mẹ bầu khác. Nhưng điều quan trọng nhất cần chú ý là tỷ lệ mang thai sẽ thấp hơn tỷ lệ mất thai, bởi vì bạn có thể bị sảy thai hoặc gặp nhiều yếu tố rủi ro khác trong thai kỳ.

Bạn nên thử các cách điều trị khác nếu đã điều trị một liệu pháp nhất định 3–6 lần nhưng không mang lại kết quả. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà cách điều trị ở mỗi cặp vợ chồng sẽ khác nhau và cho đến nay kết quả cho thấy chưa có cặp vợ chồng nào thử đến 6 lần thụ tinh trong ống nghiệm.

Đồng thời, tỷ lệ sinh sản thành công được công bố tại các bệnh viện cũng có thể khiến bạn hiểu sai. Khi bạn tìm kiếm thông tin về các bệnh viện, hãy chú ý cách họ sàng lọc khách hàng. Để tăng tỷ lệ thành công, một số bệnh viện sẽ không nhận điều trị cho phụ nữ trên 40 tuổi hoặc các cặp vợ chồng có vấn đề sinh sản phức tạp. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về danh tiếng cũng như chuyên môn của bệnh viện đó bằng cách nói chuyện với các bệnh nhân cũ và bác sĩ bên ngoài.

Bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích về những vấn đề hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Hy vọng rằng với những thông tin này, các cặp vợ chồng sẽ nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các phương pháp trị bỏng hiệu quả

(26)
Bỏng là tình trạng khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của một người. Việc điều trị bỏng phụ thuộc vào loại và mức độ ... [xem thêm]

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

(18)
Chắc hẳn bạn đã biết, quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng kết hợp cùng tế bào trứng. Quá trình này không hề đơn giản, thậm chí phải mất một khoảng ... [xem thêm]

Phương pháp không dùng thuốc giúp bạn trị chứng rối loạn thần kinh tim

(25)
Rối loạn thần kinh tim nếu điều trị bằng thuốc sẽ rất dễ bị lệ thuộc rất nguy hiểm, chưa kể tình trạng bệnh của bạn còn có nguy cơ trầm trọng hơn. ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm siro dưa hấu mát lạnh cho bé yêu

(87)
Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có thể ngay món siro dưa hấu mát lạnh giúp bé yêu xua tan cơn nóng bức ngày hè. Bạn còn chần chừ gì mà không học ... [xem thêm]

Thức khuya gây béo phì: Làm sao để bạn ngủ sớm hơn?

(30)
Tác hại của thói quen thức khuya không chỉ khiến bạn gặp nhiều rủi ro về sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ bị béo phì. Vậy làm sao để bạn ngăn ngừa tình ... [xem thêm]

Cách điều trị vết ong đốt (Phần 1)

(97)
Vết thương khi bạn bị ong đốt thường sẽ sưng tấy và đau. Dưới đây là 9 biện pháp tự nhiên giúp làm dịu vết sưng, giảm đau đồng thời trung hòa nọc ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của gừng

(58)
Gừng vừa là gia vị, vừa có thể được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Tuy nhiên, dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến các tác dụng ... [xem thêm]

Cách trị nám da và tàn nhang sau sinh từ thiên nhiên

(70)
Đừng quá lo lắng về tình trạng nám và tàn nhang sau sinh bởi mẹ có thể lấy lại tự tin ngay hôm nay vì có rất nhiều cách trị nám da và tàn nhang sau sinh hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN