Tác dụng phụ của gừng

(4.11) - 58 đánh giá

Gừng vừa là gia vị, vừa có thể được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Tuy nhiên, dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến các tác dụng phụ của gừng mà có thể bạn không hề hay biết.

Rễ của cây gừng được biết đến như là một gia vị và hương liệu rất tốt cho sức khoẻ của con người. Gừng phát triển mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi và những vùng có khí hậu ấm áp khác. Loại củ này đã được dùng như một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hoá trong hàng ngàn năm qua.

Tác dụng tuyệt vời của gừng?

Gừng là phương thuốc điều trị dân gian thông dụng đối với chứng rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Gừng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Các nghiên cứu cho thấy dùng gừng có thể làm giảm buồn nôn khi ngén ở một số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai phụ nữ nên cẩn thận với gừng vì một số chuyên gia lo lắng rằng nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là ở liều lượng cao. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.

Gừng cũng giúp cải thiện triệu chứng buồn nôn do chóng mặt. Bạn có thể ngậm một miến gừng để giảm buồn nôn do say xe, say sóng; phẫu thuật hoặc hóa trị.

Ngoài ra, gừng có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm đau bụng khi hành kinh. Trong một nghiên cứu, hơn 60% phụ nữ cảm thấy rằng gừng giúp họ làm giảm cơn đau bụng trong mỗi kì kinh nguyệt.

Gừng còn có tác dụng làm dịu cơn đau do viêm khớp xương. Nó có khả năng làm giảm đau trong:

  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Đau cơ và khớp;
  • Đau đầu.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã phát hiện ra rằng gừng còn có tác dụng:

  • Giảm sưng;
  • Hạ đường trong máu;
  • Hạ cholesterol;
  • Bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer;
  • Ngăn ngừa cục máu đông.

Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận 100% về gừng có những lợi ích này ở trên người.

Có thể dùng gừng như thức ăn không?

Gừng là một gia vị phổ biến và làm tăng thêm hương vị. Nhiều người uống trà hoặc nước giải khát có gừng.

Những nguy cơ từ gừng là gì?

Gừng vẫn có những tác dụng phụ. Với liều lượng nhỏ, gừng sẽ một số ít tác dụng phụ như:

  • Đầy hơi;
  • Ợ nóng;
  • Khó chịu dạ dày;
  • Kích ứng miệng.

Nếu sử dụng với liều lượng gừng cao, trên 5g mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn bị những vấn đề về rối loạn chảy máu, gừng có thể không an toàn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng như một cách điều trị nếu bạn:

  • Đang mang thai;
  • Đái tháo đường;
  • Có những vấn đề về tim mạch.

Ngoài ra, người ta vẫn chưa chắc chắn rằng những thực phẩm chức năng chứa gừng có an toàn cho trẻ em hay cho phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ hay không.

Gừng có thể gây phản ứng thuốc. Nếu bạn thường xuyên uống thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chứa gừng. Chúng có thể phản ứng với thành phần thuốc chống đông máu, các thuốc điều trị bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Tuy nhiên, chỉ khi bạn dùng quá nhiều gừng trong một ngày (trên 5g) thì mới có nguy cơ cao gặp phải những tác động không tốt trên. Nếu nhìn chung sức khỏe bạn khỏe mạnh và không có những tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, bạn có thể uống một tách trà gừng để tận hưởng những lợi ích do gừng mang lại.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lựa chọn giày cho người mắc bệnh tiểu đường

(56)
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến bàn chân. Bạn đã biết cách chọn giày cho người mắc bệnh tiểu đường?Nếu ... [xem thêm]

Chữa trị mụn an toàn cho mẹ bầu

(69)
Mụn là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu và thường bắt đầu xuất hiện trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vậy làm thế nào để trị mụn an toàn ... [xem thêm]

Khám phụ khoa lần đầu

(99)
Khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên? Bác sĩ Sản phụ khoa là những bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Nên đi khám phụ khoa lần đầu từ ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích

(64)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ngày nay đã ảnh hưởng đến khoảng 6–18% dân số trên thế giới. Khi mắc bệnh này, những dấu hiệu hội chứng ruột kích ... [xem thêm]

Nên làm gì khi cơn hen suyễn chuyển biến nghiêm trọng hơn?

(47)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa ngủ không đủ giấc, trầm cảm và đau mạn tính

(45)
Nhiều người trong chúng ta bị chứng mất ngủ ở các giai đoạn khác nhau trong đời. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tâm trí. Điều ... [xem thêm]

Biện pháp tránh thai sau sinh nào phù hợp cho bạn?

(32)
Hầu hết phụ nữ khi vừa sinh con sẽ hiếm khi sẵn sàng mang thai lần nữa. Tuy nhiên, nếu như không trang bị cho mình kiến thức tránh thai sau sinh, bạn có thể ... [xem thêm]

Bệnh chlamydia và bệnh lậu: Điểm giống và khác nhau

(33)
Chlamydia và bệnh lậu đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI). Những ai quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh, hậu môn đều có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN