Bạn biết gì về bệnh tim?

(4.17) - 39 đánh giá

Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau tim?

Giảm cân luôn là thử thách đối với mọi người và sẽ càng khó khăn hơn nữa nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Nếu bạn đang có những thắc mắc làm thế nào để giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giảm cân và bệnh tim mạch

Việc thừa cân làm tăng nguy cơ mắc gặp các vấn đề về tim mạch. Nếu bạn đang mắc bệnh, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh nên trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Các báo cáo đã chỉ ra rằng những người có mỡ bụng quá nhiều (trên 101cm đối với nam và 90cm đối với nữ) thường có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Bạn có thể thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên để giúp cân nặng trở lại mức ổn định. Dưới đây là các mẹo dành cho bạn:

1. Thay đổi lượng calo

Có hai thay đổi chính trong thói quen sinh hoạt bạn có thể thực hiện để cân bằng calo: ăn ít hơn (thay đổi chế độ ăn uống) và đốt cháy nhiều calo hơn so với những gì bạn ăn (thay đổi tần suất hoạt động thể chất). Vì vậy, để giảm cân một cách lành mạnh, các chuyên gia khuyến cáo nên cắt giảm chế độ ăn uống của bạn xuống từ 500 calo mỗi ngày.

2. Ăn uống lành mạnh

Các chuyên gia nói rằng việc tăng lượng trái cây và rau củ trong bữa ăn hàng ngày là một trong những phương pháp lý tưởng nhất bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hạn chế lượng calo nạp vào cũng như giảm cân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt và bánh mì thô) thay vì ngũ cốc trắng (như gạo trắng và bánh mì trắng)
  • Ăn hải sản thay cho thịt đỏ và thịt gia cầm
  • Sử dụng dầu (như dầu ô liu) để thay thế chất béo rắn (ví dụ như bơ)
  • Sử dụng các sản phẩm ít hoặc không chứa chất béo
  • Bớt ăn những món nhiều muối
  • Chọn thức ăn và đồ uống chứa ít đường
  • Chọn các món ăn chế biến bằng cách hấp, nướng hoặc luộc thay vì chiên, xào.

3. Vận động nhiều hơn

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì tập luyện thể thao điều độ cũng sẽ giúp bạn giảm cân, kiểm soát trọng lượng cơ thể và huyết áp hiệu quả hơn. Thêm vào đó, vận động còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Mỗi cá nhân sẽ có cường độ và hình thức tập luyện khác nhau để giảm cân một cách an toàn. Bạn có thể thử một số gợi ý dưới đây:

  • Đi bộ nhanh 5 ngày/tuần
  • Nhắm tới mục tiêu luyện tập ít nhất 30 phút/ lần
  • Tăng cường các nhóm cơ chính ở cánh tay, chân, lưng, ngực, bụng, hông và vai bằng cách nâng tạ có trọng lượng nhẹ đến vừa phải. Bên cạnh việc giúp bạn giảm cân, tập luyện sức mạnh cũng có thể đem đến hiệu quả trong nỗ lực giảm mỡ bụng và duy trì khối lượng cơ.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề tim mạch, điều quan trọng là đừng cố gắng quá sức mà hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để tìm ra cân nặng cần giảm phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể lực. Lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ trong việc bảo vệ sức khỏe của trái tim cũng như giúp duy trì cân nặng lý tưởng.

Chúc bạn áp dụng những mẹo trên thành công!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé từ những điều giản đơn

(47)
Trẻ sơ sinh thường khó phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Do đó, việc tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé rất quan trọng trong giai đoạn này.Bé hay thức ... [xem thêm]

Dùng mỹ phẩm khi đang cho con bú: nguy hiểm khó lường!

(66)
Dù ở thời điểm nào, phụ nữ cũng nên làm đẹp nhưng việc dùng mỹ phẩm khi đang cho con bú cần thận trọng.Mặc dù việc xảy ra kích ứng da với các sản ... [xem thêm]

Yoga và pilates – bộ môn nào tốt hơn?

(70)
Cả yoga và pilates đều giúp củng cố sức khỏe và giảm cân. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được điểm khác nhau giữa hai bộ môn này để chọn ... [xem thêm]

Phòng ngừa ung thư và hàng loạt bệnh nguy hiểm bằng dâu tây

(85)
Dâu tây là loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.Mọi người thường quan ... [xem thêm]

Vì sao sữa cuối lại quan trọng với trẻ sơ sinh?

(79)
Khi bé mới bú, sữa mẹ tiết ra lúc này gọi là sữa đầu. Sữa đầu có lượng sữa nhiều nhưng lại ít chất béo. Còn sữa bé bú vào giai đoạn gần cuối gọi ... [xem thêm]

12 dấu hiệu phát hiện kẻ bắt cóc trẻ em

(31)
Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em trên khắp thế giới mất tích, phần lớn trong số đó được xác định là bị bắt cóc. Vì vậy, việc nhận ra các dấu hiệu kẻ ... [xem thêm]

Não úng thủy ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(66)
Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng đã có cách điều trị. Bạn ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên bổ sung canxi cho cơ thể?

(46)
Muốn cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc siêng năng tập thể dục, bạn cũng nên biết cơ thể mình cần bổ sung những loại chất dinh dưỡng nào. Bên cạnh các loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN