Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé từ những điều giản đơn

(4.5) - 47 đánh giá

Trẻ sơ sinh thường khó phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Do đó, việc tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé rất quan trọng trong giai đoạn này.

Bé hay thức giấc đột ngột vào ban đêm và quấy khóc khiến bố mẹ lo lắng và mất ngủ thường xuyên. Khi con bạn được vài tuần tuổi, bạn có thể kiểm soát giấc ngủ của cả gia đình bằng cách dạy bé ngủ đúng giờ. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ cho thiên thần nhỏ của mình.

Sử dụng ánh sáng hợp lý

Bóng tối kích thích não bộ sản xuất melatonin, một hormone thiết yếu trong việc đưa cơ thể vào giấc ngủ. Áp dụng điều này, bạn hãy cho bé tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm để bé nhanh chóng nhận ra thời điểm thích hợp để ngủ. Suốt ban ngày, bố mẹ nên cho bé chơi ở những nơi tràn ngập ánh sáng, tốt nhất là ánh mặt trời, bằng cách cho bé vui đùa ngoài trời.

Để giúp bé dễ đi sâu vào giấc ngủ, bạn cần chuẩn bị một căn phòng có ánh sáng mờ làm phòng ngủ cho bé, giảm ánh sáng chiếu vào phòng khi chiều tối cũng là cách kích hoạt cảm giác ngủ. Tốt nhất nên để phòng tối mờ 2 giờ trước khi bé đi ngủ.

Ngủ cùng con yêu

Những tiếp xúc trực tiếp bằng da thịt giữa bố mẹ với bé yêu được xem là phương pháp hiệu quả trong việc gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Những hoạt động như cho bé bú, mặc tã và đặc biệt là việc ngủ cùng con cũng sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa bạn và bé cưng.

Các bà mẹ cho con bú thường thấy việc cho con bú sẽ giúp mẹ dễ kiểm soát giấc ngủ của bé vào thời gian đầu hơn và đặc biệt còn giúp mẹ giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Cho bé ngủ khi bé buồn ngủ

Đây là một điểm vô cùng đặc biệt mà các bà mẹ cần biết. Bạn nên cho bé ngủ khi bé buồn ngủ chứ không nên đợi đến khi bé đã ngủ. Chìa khóa then chốt này giúp bạn dễ quản lý thời gian cho cả hai mẹ con. Những bé tự mình học cách ngủ thì dễ dàng điều khiển giấc ngủ hơn. Áp dụng điều này, bạn nên đặt bé vào giường khi bé bắt đầu bớt quấy, im lặng hơn và trước khi bé gật gù.

Chờ đợi

Nếu vội vàng chạy đến bên bé ngay khi vừa nghe tiếng khóc thì vô tình bố mẹ đang dạy bé cách thức giấc thường xuyên hơn. Bạn nên đợi một, hai phút trước khi chạy đến vỗ về bé. Nếu bé thức giấc nhưng không quấy khóc, bạn cũng nên đợi vài phút để đến bên bé, ngay trước khi bé bò ra khỏi giường ngủ chẳng hạn. Đôi khi trước lúc bạn bước vào, bé sẽ lại thiếp vào giấc ngủ ngay thôi.

Không nên nhìn sâu vào mắt trẻ

Trẻ sơ sinh thường dễ bị tác động. Nhìn sâu vào mắt con có thể khiến bé bị thu hút và khiến bé hiểu lầm đây là tín hiệu của thời điểm vui chơi. Những ông bố bà mẹ thường giao tiếp với bé bằng ánh mắt dễ khiến trẻ thoát khỏi giấc ngủ mau chóng.

Nếu bạn cho bé đi ngủ vào ban đêm, đừng nhìn quá sâu và quá lâu vào mắt con, đừng nói chuyện quá sôi nổi hoặc bật một bài nhạc sôi động mà bé yêu thích. Thay vào đó, mẹ hãy giúp bé ngủ bằng giọng nói nhẹ nhàng và những cử chỉ âu yếm.

Quy tắc về thay tã

Đôi khi chính việc siêng năng thay tã cho bé khi không cần thiết lại là nguyên nhân khiến bé thức giấc thật sự. Thay vào đó, bạn nên chọn mua loại tã chất lượng, thấm hút tốt suốt cả đêm và khi bé thức, bạn nên kiểm tra xem tã có bị vấy bẩn chưa và có cần thay không để tránh đánh thức bé.

Hy vọng với những mẹo nhỏ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ cho bé yêu của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tư thế yêu nào không tốt khi mang thai?

(80)
Trong thai kỳ, nếu muốn, bà bầu vẫn có thể “yêu”. Tuy nhiên, mẹ bầu nên biết tư thế yêu không tốt khi mang thai nào có thể gây nguy hiểm cho bé để không ... [xem thêm]

Bệnh hoa liễu: Diễn biến âm thầm nhưng phát bệnh dữ dội

(93)
Bệnh hoa liễu thường tiến triển thầm lặng trong giai đoạn đầu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ... [xem thêm]

Dầu hạt lanh: Công dụng và cách dùng

(88)
Dầu hạt lanh ngày càng được phổ biến và ưa chuộng do có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe cũng như cả sắc đẹp của người sử dụng.Hạt lanh là ... [xem thêm]

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên có gì?

(25)
Trong 6 tháng đầu đời, bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, bạn nên cho bé tập ăn dặm để con có được các dưỡng chất thiết yếu khác ngoài sữa. Việc ... [xem thêm]

Sốt cỏ khô khác với cảm sốt thông thường như thế nào?

(13)
Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

Dầu gội khô có thực sự giúp bạn làm sạch tóc?

(10)
Những loại dầu gội khô dạng xịt hoặc dạng bột có tác động làm giảm đi chất nhờn và dầu trên tóc của bạn mà còn làm tóc bạn dày hơn. Những loại ... [xem thêm]

Bóng tập: Bí quyết đắc lực dành cho mẹ bầu

(27)
Bóng tập hiện vẫn còn khá mới mẻ với nhiều mẹ bầu Việt, nhưng lợi ích mà nó mang lại trong quá trình mang thai là rất nhiều nên mẹ bầu đừng bỏ qua ... [xem thêm]

Kích thước gan nói gì về sức khỏe của bạn?

(18)
Kích thước gan sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm gan phì đại, vì vậy bạn cần có một lối sống lành mạnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN