Bà bầu uống thuốc say xe có an toàn không?

(4.24) - 62 đánh giá

Bà bầu bị say xe là điều dễ gặp phải. Tuy nhiên, không ít phụ nữ mang thai băn khoăn liệu bà bầu uống thuốc say xe có được không, có hại không.

Thời kỳ mang thai khiến cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hay bị say xe khi đi trên ô tô mà trước đây chưa từng có cảm giác này. Nếu là người bình thường, bạn có thể dùng thuốc chống say xe, nhưng trong thời gian mang thai, liệu bà bầu uống thuốc say xe có an toàn không? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời ngay sau đây.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị say xe

Say xe thường xảy ra khi bạn di chuyển ở quãng đường dù ngắn hay dài. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn do:

  • Mẹ bầu ăn quá no trước chuyến đi
  • Mẹ bầu ăn những món khó tiêu hóa
  • Trên xe có mùi khó chịu hoặc mùi thơm quá nồng
  • Não bộ có sự nhầm lẫn giữa việc chuyển động và đứng yên.

Bên cạnh đó, môt số yếu tố khiến bà bầu bị say xe gồm:

  • Đọc sách, sử dụng điện thoại quá nhiều trong lúc di chuyển
  • Không khí trong xe thiếu thông thoáng, gây ngột ngạt
  • Đi ngang qua khu vực nhiều khói bụi

Bà bầu uống thuốc say xe có được không?

Dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai phải luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có có thể uống thuốc say xe để ngăn ngừa cảm giác khó chịu. Thuốc say xe hoạt động bằng cách tác động lên não bộ nhằm ngăn ngừa cơn say tàu xe xuất hiện.

Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Dùng các loại thuốc không kê toa có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc sản phẩm bao gồm thành phần diphenhydramine như Benadryl
  • Bác sĩ nghiêm cấm không cho bà bầu sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không đặc biệt gây hại cho em bé, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác
  • Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên bà bầu nên dùng sản Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề nào
  • Luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc say xe nào.

Dấu hiệu bà bầu bị say xe nặng

Phụ nữ mang thai bị say tàu xe thường có một số hoặc tất cả các triệu chứng. đấu hiệu sau:

  • Lờ đờ
  • Thở gấp
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ
  • Đổ mồ hôi
  • Ăn uống không ngon
  • Tiết nước bọt quá nhiều
  • Mất nước do nôn mửa liên tục
  • Độ nhạy cảm với mùi hương tăng lên

Biện pháp giúp hạn chế, giảm say xe không dùng thuốc

Nếu vẫn lo ngại việc bà bầu uống thuốc say xe, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn trong chuyến đi:

  • Cố gắng chợp mắt
  • Mặc quần áo thoải mái
  • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
  • Ưu tiên nước lọc trong suốt cả chuyến đi
  • Uống bổ sung vitamin B6 để giúp tình trạng bà bầu giảm say xe
  • Để sẵn trong túi kẹo gừng, kẹo me hoặc món ăn vặt có vị hơi chua
  • Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
  • Đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu
  • Nếu đi bằng xe riêng, mẹ bầu có thể hạ cửa kính xuống để hít thở dễ dàng hơn
  • Không nên ăn quá no, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trước khi khởi hành
  • Không đọc sách hay quan sát chăm chú 1 vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấm dương vật và những điều nam giới cần biết

(95)
Mặc dù các bệnh về nấm thường chỉ xảy ra ở nữ giới nhưng nguy cơ nam giới mắc các bệnh truyền nhiễm do nấm vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nhiễm ... [xem thêm]

Các loại bảo hiểm nhân thọ thường gặp

(79)
Các loại bảo hiểm nhân thọ xuất hiện trên thị trường ngày nay vô cùng đa dạng và phong phú. Người tham gia nên dành thời gian tìm hiểu về chúng để có ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Xử lý thế nào mới đúng?

(52)
Bạn khó tránh khỏi thuốc kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể gặp những tác dụng không ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích

(64)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ngày nay đã ảnh hưởng đến khoảng 6–18% dân số trên thế giới. Khi mắc bệnh này, những dấu hiệu hội chứng ruột kích ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ăn hạt điều đối với trẻ em

(70)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng

(88)
Đột nhiên trên làn da của bé nhà bạn nổi những nốt ban hồng hoặc đỏ, ngứa nên làm con gãi liên tục, thậm chí kêu khóc. Phát ban ở trẻ đa phần chúng ... [xem thêm]

Bạn đã biết về bệnh Thalassemia?

(95)
Bệnh thalassemia là bệnh về máu mang tính di truyền (tức là truyền từ cha mẹ đến con cái thông qua gen) xảy ra khi cơ thể không tạo đủ protein hemoglobin, một ... [xem thêm]

Tháo gỡ căng thẳng vì bị dị ứng thức ăn

(94)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN